Ứng dụng Nguyên tắc Bức tranh toàn cảnh trong lãnh đạo 

Mô hình Nguyên tắc bức tranh toàn cảnh là một trong mười bảy nguyên tắc vàng làm việc nhóm của John C. Maxwell. Đây là tập hợp những yếu tố duy trì và phát triển khả năng làm việc nhóm của một nhà lãnh đạo. Từ đây nhà lãnh đạo có thể dẫn dắt nhóm đến mục tiêu cuối cùng một cách và thuận lợi.
Học viện FamHRM - Trang 2 trên 4 -
Ứng dụng nguyên tắc bức tranh toàn cảnh

Mô hình Nguyên tắc bức tranh toàn cảnh là một trong mười bảy nguyên tắc vàng trong làm việc nhóm của John C. Maxwell. Mô hình này là tập hợp những yếu tố duy trì và phát triển khả năng làm việc nhóm của một nhà lãnh đạo. Từ đây nhà lãnh đạo có thể dẫn dắt nhóm đến mục tiêu cuối cùng một cách nhanh chóng và thuận lợi. 

Theo dõi bài viết sau đây của FamHRM để hiểu rõ hơn về tính ứng dụng của mô hình Nguyên tắc Bức tranh toàn cảnh này nhé.

Nguyên tắc Bức tranh toàn cảnh là gì?

Mọi người đều biết rằng làm việc nhóm luôn là yếu tố cần trong hầu như mọi công việc. Tuy nhiên, làm việc như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất? 

Một nhóm “chất lượng” là khi mọi cá nhân đều có sự tương tác, giúp đỡ lẫn nhau. Mọi người đều cùng vì mục đích chung mà phát triển. Tuy nhiên, sự gắn kết cũng là một trong những nguyên nhân khiến hoạt động của nhóm bị tan rã. Họ có thể phát huy tiềm năng của họ khi làm việc độc lập. Nhưng không thể cùng phát huy khi làm việc với những cá thể trong nhóm.

Và đây là lúc vai trò của nhà lãnh đạo sẽ được phát huy. Bên cạnh những yếu tố về năng lực thì khả năng làm việc nhóm cũng là cách giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo tài ba. Vì nhà lãnh đạo sẽ là người gắn kết các thành viên trong nhóm để cùng đi đến mục tiêu thắng lợi cuối cùng. 

Với mô hình nguyên tắc bức tranh toàn cảnh, John C. Maxwell đã đưa ra những yếu tố giúp xây dựng và phát triển đội nhóm của mình. John nói rằng: Để phát huy hết tiềm năng đội nhóm, mỗi thành viên cần phải sẵn sàng từ bỏ mục tiêu cá nhân của mình vì mục đích chung của tập thể.”

4 kỹ năng tư duy phản biện tạo nên nhà lãnh đạo tài ba của John Maxwell |  GapoWork
Mô hình Nguyên tắc Bức tranh toàn cảnh của John C. Maxwell

Nội dung các Nguyên tắc Bức tranh toàn cảnh 

  • Xác định mục tiêu 

Việc đầu tiên trước khi dẫn dắt hay vận hành nhóm là đặt mục tiêu. Mục tiêu là đích cuối cùng mà nhóm cần phải thực hiện được. Nếu không có mục tiêu, bạn sẽ không thể xây dựng được một nhóm hoàn chỉnh. Vì bạn không thể biết đích bạn đến là đâu và phương hướng, cách thực hiện như thế nào.

Các nguyên tắc của mô hình SMARTER sẽ giúp nhà lãnh đạo định hướng và thiết lập mục tiêu một cách hoàn chỉnh nhất. Từ đó, nhà lãnh đạo có thể nắm bắt và truyền đạt mục tiêu cho cả nhóm.

Mô hình SMART là gì? Hướng dẫn xác định mục tiêu trong Marketing
Thiết lập mục tiêu bằng mô hình SMARTER
  • Đánh giá tình hình 

Đánh giá tình hình có vai trò quan trọng trong việc thiết lập mục tiêu của người lãnh đạo. Nó sẽ giúp bạn nhìn thấy được khoảng cách để đi đến đích là bao xa. Từ đó, đưa ra các nguyên nhân, cơ hội và thách thức ảnh hưởng đến mục tiêu cuối cùng. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo còn kịp thời hiệu chỉnh, phân chia năng suất làm việc cho từng cá nhân trong nhóm. 

  • Chuẩn bị nguồn lực 

Nguồn lực là yếu tố gần như chỉ đạo để có thể tiến đến mục tiêu một cách nhanh chóng. Bạn không thể đạt được mục tiêu nếu thiếu đi nguồn nhân lực – những người đồng hành và cùng chung tay thực thi kế hoạch của bạn. Hay là những trang thiết bị để hòa thành những công việc đề ra. Đặc biệt hơn, sự ủng hộ về nguồn tài chính luôn là những thách thức ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian hoàn thành mục tiêu. 

Vì thế, dù bạn làm gì, hãy chuẩn bị cho mình một nguồn lực thật tốt để sát cánh cùng nhau. Chúng cũng giống như việc bạn xây một nền móng thật vững thì ngôi nhà của bạn sẽ càng thêm vững chãi. 

Nguồn lực là gì? Tại sao công ty chú trọng phát triển nguồn lực?Chuẩn bị cho mình một nguồn lực thật tốt để sát cánh cùng nhau
  • Lựa chọn thành viên phù hợp

Như đã nói ở trên, một nhóm thật sự thành công khi các thành viên cùng nhau gắn bó và giúp đỡ lẫn nhau. Vì thế việc lựa chọn các thành viên để về cùng “một nhà” luôn là vấn đề khiến nhà lãnh đạo trăn trở. 

Vì nếu như bạn có một kế hoạch thật tuyệt vời với các bước thực thi rõ ràng. Bạn cũng có một khả năng lãnh đạo, quản lý nhóm xuất sắc cùng một nguồn nhân lực dồi dào. Tuy nhiên, mọi thứ sẽ bị “chậm “ nếu như bạn lựa chọn thành viên không phù hợp. 

Bạn có thể thất bại với những cá thể giỏi trong một nhóm. Nhưng không đồng nghĩa với việc bạn sẽ thành công hơn với những cá thể yếu. Để lựa chọn những thành viên phù hợp ngay từ ban đầu, giảm đi những lãng phí về thời gian và chi phí cho người không phù hợp, bạn hãy tham khảo giải pháp tìm kiếm đồng đội qua bộ công cụ Uchida-Kraepelin hoặc Trait-Map® FamHRM giới thiệu tại website này.

  • Từ bỏ kế hoạch cá nhân 

Trong mô hình Bức tranh toàn cảnh, John có đề cập đến việc cá thể từ bỏ kế hoạch cá nhân. 

Bạn có biết về Susanne Klatten và Stefan Quandt. Họ là con gái của ông Herbert Quandt – người đã góp phần giải cứu BMW cuối thập niên 50. Cả hai đều phải từ bỏ những kế hoạch cá nhân của mình để tham gia vào việc lãnh đạo công ty khi còn rất trẻ. Cho đến hiện tại, hai người đã sở hữu gần nửa cổ phần của hãng xe BMW. 

Từ ví dụ cho thấy, việc đánh đổi, từ bỏ những kế hoạch riêng của mình để cùng hướng về những mục đích chung tuy không dễ dàng. Nhưng thế giới này sẽ “trả công” một cách xứng đáng với những thứ bạn đã đánh đổi. 

  • Vươn tới một tầm cao mới 

Để có thể phát triển lên một tầm cao mới, các thành viên đều phải phối hợp cùng nhau. Bên cạnh đó, họ cũng phải từ bỏ những lợi ích cá nhân của mình. Đó cũng là việc mà mỗi cá nhân trong tập thể đều phải hy sinh. Tuy nhiên, vẫn có một số người chỉ thích làm theo kế hoạch riêng của mình mà không nghĩ gì đến lợi ích chung của cả nhóm.

Nhà triết học Friedrich Nietzsche có câu: “Nhiều người rất ngoan cố theo đuổi con đường họ đã chọn, chỉ vài người theo đuổi mục tiêu.” Đó là những người chỉ biết nghĩ cho mình mà quên đi toàn cảnh. Vì vậy, tiềm năng của họ có thể không được khai thác. Ngoài ra những người đi theo họ cũng sẽ đặt niềm tin vào khả năng tiềm tàng của họ.

Hình ảnh nỗ lực, cố gắng, vượt qua thử thách đẹp
Cùng vươn lên những mục tiêu cao hơn

Ứng dụng Nguyên tắc bức tranh toàn cảnh 

Với vị trí của thành viên trong đội nhóm 

Nhóm không phải là công cụ phục vụ cho những lợi ích riêng của một ai. Nhóm là trách nhiệm, công việc của chung mọi người. Vì thế, để thành công hay hoàn thành một mục tiêu đã được đề ra. Mọi người nên cùng nhau chia sẻ công việc, trách nhiệm. Cùng nhau san sẻ những lợi ích chung và tạm gác những kế hoạch riêng của chính mình.  

Khái niệm bức tranh toàn cảnh cũng chỉ ra rằng. Để trở thành một thành viên tốt, bạn nên sẵn sàng hoàn thành công việc được giao dù chỉ là nhỏ nhất. Nếu không, bạn có thể trở thành “chướng ngại vật” trên đường đi đến thành công của cả nhóm. 

Với vị trí của một nhà lãnh đạo 

Trong nguyên tắc bức tranh toàn cảnh, John cũng chỉ ra rằng. Để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba thì việc đầu tiên là bắt đầu nuôi dưỡng quan điểm của từng thành viên. Nhà lãnh đạo nên là người tiên phong thực hiện những kế hoạch có trong mục tiêu hơn là những lợi ích cá nhân trước. Sau đó, hướng dẫn từ cá thể đi theo nguyên tắc bức tranh toàn cảnh. Ngoài ra khen thưởng, tôn vinh cũng là một cách khích lệ tinh thần của thành viên trong nhóm. Từ đó, họ sẽ có động lực và đẩy cao hiệu suất làm việc hơn. 

Mục tiêu bao giờ cũng quan trọng hơn vai trò của từng người. Ưu tiên thực thi những mục tiêu chung của cả nhóm hơn vai trò của bất kỳ cá nhân nào trong đội nhóm. Việc ứng dụng những Nguyên tắc Bức tranh toàn cảnh vào việc hoạt động nhóm sẽ là cách giúp của nhà lãnh đạo và từng thành viên trong nhóm cùng phát triển để hướng đến những lợi ích chung cuối cùng

Thảo luận nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *