Kỹ năng Đặt mục tiêu

Muốn trở thành người thành công thì bạn không những phải hiểu rõ về bản thân, mà còn biết cách đặt mục tiêu. Điều này giống như “kim chỉ nam” giúp bạn luôn định hướng rõ con đường phải đi, và các chướng ngại vật phải vượt qua.
Kỹ năng Đặt mục tiêu
Kỹ năng Đặt mục tiêu

Đặt mục tiêu là một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng thật ra lại vô cùng quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của bạn. Vì khi không có mục tiêu để thực hiện, bạn sẽ chẳng thể nào đi đúng hướng, và không biết được ý nghĩa thật sự của công việc mình đang làm. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu những kỹ năng cơ bản để giúp bạn tự đặt ra mục tiêu cho bản thân để từng bước tiến gần hơn đến với thành công.

5 Cách giúp bạn đặt mục tiêu hiệu quả

1. Mục Tiêu Phải Hấp Dẫn Và Phù Hợp

Điều đầu tiên của mục tiêu chính là tính “hấp dẫn”. Nghĩa là bạn phải đảm bảo mục tiêu này có thể khuyến khích bạn thực hiện vì nó quan trọng và tạo được giá trị tích cực. Bởi nếu bạn không hào hứng với kết quả, hoặc mục tiêu không thích hợp thì bạn sẽ “khó lòng” bỏ công sức để thực. Tóm lại, chìa khóa để đạt được mục tiêu chính là động lực.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên đặt mục tiêu có liên quan tới những ưu tiên cao trong cuộc sống và công việc bởi nếu có quá nhiều mục tiêu thì thời gian dành cho từng cái sẽ ít đi. Thêm nữa, bạn cần phải có cam kết để tối đa hóa khả năng thành công như kiểu “tôi phải làm điều này để tránh sự thất bại”. Nếu không như vậy thì bạn sẽ có nguy cơ không hoàn thành những việc cần làm để biến mục tiêu thành hiện thực và từ đó thấy thất vọng với chính mình. Tất nhiên, kết quả cuối cùng là bạn sẽ gieo một phản ứng rất tiêu cực kiểu “Tôi thật đúng là một người thất bại và dở hơi” vào trong tâm trí.

Lời khuyên: Để đảm bảo mục tiêu của bạn mang tính thúc đẩy, hãy viết ra lý do tại sao mục tiêu này có giá trị và quan trọng với bạn. Ngoài ra, để tăng tính thuyết phục cao hơn, bạn có thể nghĩ đến các điều khiến bản thân thấy tự hào để chia sẻ mục tiêu với người khác.

2. Lập Mục Tiêu Theo Quy Tắc S-M-A-R-T

Thiết lập mục tiêu là một quá trình bao gồm nhiều bước. Nhằm tránh sa lầy vào những mục tiêu không rõ ràng, hoặc thiếu thiết thực thì bạn cần phải tuân theo tiêu chí SMART:

  • S – cụ thể (specific). Câu nói “tôi muốn bán được nhiều sản phẩm” là một câu nói chung chung. Điều đó chỉ trở thành hiện thực khi bạn đặt ra mục tiêu cụ thể, chẳng hạn “Trong vòng 30 ngày tới, tôi phải tăng doanh thu tổng bán hàng lên 25%”. Hãy đưa những con số cụ thể nhất vào mục tiêu của bạn
  • M – có thể đo đếm được (measurable). Nếu không đánh giá được mục tiêu, bạn sẽ không thể nào thực hiện được. Đánh giá là cách giúp bạn theo dõi sự tiến bộ. Ví dụ, “Năm nay, tôi sẽ học thêm một khóa học về nghiệp vụ nhân sự nâng cao”. Tất nhiên, bạn có thể học vào khoảng thời gian nào trong năm là tùy ý, nhưng chắc chắn bạn có thể checklist việc này trong bản tổng kết cuối năm.
  • A – có thể đạt được (achievable): Nhắc lại là mục tiêu thách thức nhưng không được bất khả thi 100%. Nếu không sẽ khiến bạn nản lòng hoặc luôn luôn gặp nhiều khó khăn khi nó quá khó. Để có thể tiên liệu được việc này thì đòi hỏi bạn phải thật sự hiểu rõ bản thân mình, với những sở trường, sở thích, điểm mạnh và điểm yếu. Hãy thật tỉnh táo và thực tế khi thiết lập mục tiêu cho bản thân.
  • R – thiết thực (realistic): Mục tiêu cần có tính thiết thực, hợp lý.
  • T – thời gian cụ thể (time-bound): Nên đặt ra ngày tháng bắt đầu và kết thúc để thực hiện mục tiêu. Gồm có 3 dạng mục tiêu phổ biến Ngắn hạn (trong vòng một năm); Trung hạn (trong vòng ba năm); Dài hạn (trong vòng năm năm). Khi gắn vào mục  tiêu mốc thời gian cụ thể, não của bạn sẽ luôn trong trạng thái “chạy theo deadline” và tránh được tình trạng trì trệ mục tiêu.

Lời khuyên: Việc tuân theo nguyên tắc SMART sẽ giúp bạn bám sát mục tiêu và đo lường cũng như giám sát quá trình. Với các mục tiêu dài hơn năm năm thì nó trở thành mục tiêu cuộc đời. Thực tế, rất nhiều bạn bị hạn chế thành công vì có tầm nhìn ngắn hạn. Do đó, bạn cần sớm nhận và đặt ra mục tiêu cuộc đời cho mình. Như câu “Đường đời tính bằng dặm thì rất khó đi, nhưng tính bằng mét thì lại là chuyện nhỏ”.

Xem thêm: Khóa đào tạo phát triển năng lực cá nhân dựa trên sự khác biệt về tính cách

3. Ghi Mục Tiêu Ra Giấy

Ghi mục tiêu thành văn bản làm cho mục tiêu trở nên thực tế và hữu hình hơn vì bạn sẽ nhìn thấy nó mỗi ngày, cũng như không có lý do gì để quên. Gợi ý rằng khi viết thì bạn cần sử dụng từ “sẽ” thay vì “muốn” hay “có thể”. Ví dụ, “Tôi sẽ đăng kí học 2 khóa về quản trị nhân sự vào cuối năm nay”, thay vì “Tôi muốn đăng kí học 2 khóa về quản trị nhân sự vào cuối năm nay .” Cách ghi đầu tiên trông có vẻ thực tế hơn và bạn “thấy” rõ mình đang cắt giảm chi phí. Còn cách ghi thứ hai có vẻ thiếu đam mê, mông lung và bạn dễ bề xao lãng.

Hãy sắm riêng cho mình một quyển sổ thật đẹp, và dành một ít thời gian ghi cụ thể những mục tiêu đã đặt ra vào đấy. Mang theo bên mình mỗi ngày để bạn có thể nhớ và có động lực hoàn thành mục tiêu.

Lời khuyên 1: Cố gắng viết các mục tiêu bằng giọng văn tích cực. Nếu bạn muốn nâng cao khả năng duy trì mục tiêu hãy nói “Tôi sẽ tăng đội ngũ cộng tác viên cho quý tiếp theo” thay vì nói “Tôi sẽ duy trì đội ngũ để tránh bị mất người cho quý tiếp theo” Câu đầu tiên tạo ra động cơ thúc đẩy còn câu thứ hai lại tạo thêm điều kiện cho phép bạn bình bình “dậm chân tại chỗ”.

Lời khuyên 2: Nên sắp xếp mục tiêu lên đầu danh sách check-list của một chương trình hành động. Ngoài ra, bạn cũng nên dán mục tiêu ở những nơi dễ nhìn thấy như trên tường, trên bàn làm việc, trên màn hình máy tính hoặc dán lên gương phòng tắm hay tủ lạnh để liên tục nhắc nhở bản thân. Cuối cùng, bạn cũng có thể chia sẻ mục tiêu này với các đồng nghiệp khác để tiếp thêm động lực.

4. Lập Kế Hoạch Chi Tiết Và Cụ Thể

Bên cạnh “đầu ra” của mục tiêu, bước lập kế hoạch này cũng rất quan trọng. Bằng cách viết ra từng bước đi một, bạn sẽ biết được mình đang đi tới đâu và thấy được cả quá trình đi tới mục tiêu cuối cùng. Đối với những mục tiêu mang tầm “tổng quát và chung chung”. Vì việc lập ra kế hoạch chi tiết này sẽ giúp bạn “tiến từng bước một” lên nấc thang để chạm đến mục tiêu cuối cùng. Nếu không vạch ra con đường và hướng đi cụ thể, bạn sẽ bị lan mang và đôi khi phải đi một vòng lớn để hoàn thành mục tiêu đó. Hiện nay có khá nhiều công cụ hỗ trợ để bạn có thể lập kế hoạch chi tiết một cách dễ dàng và theo dõi bám sát thực hiện mỗi ngày. Hãy thử áp dụng bạn sẽ thấy được sự khác biệt về thời gian, hiệu quả của quá trình hoàn thành mục tiêu của mình.

Lời khuyên: Việc lập lập kế hoạch chi tiết là cực kì quan trọng nếu mục tiêu của bạn quá lớn và lâu dài. Nếu bạn muốn rèn luyện nâng cao kỹ năng giao tiếp hiệu quả, hãy lập kế hoạch khắc phục các nhược điểm hiện tại, sau đó là những hành động tạo thành thói quen giao tiếp chuyên nghiệp như chủ động bắt chuyện với bao nhiêu người mới mỗi tuần, tham gia sinh hoạt định kỳ ở bao nhiêu câu lạc bộ.

5. Bám Sát Mục Tiêu

Có rất nhiều người lập ra mục tiêu cụ thể “hoành tráng” và cả bảng lịch trình “chi li” nhưng cuối cùng lại bỏ lửng vì chạy theo các mục tiêu mới “hấp dẫn” khác. Bạn cần nhớ rằng thiết lập mục tiêu là khởi đầu cả một quá trình dài chứ không đơn thuần chỉ là sự kết thúc của thông tuệ.

Do đó, bạn cần luôn ghi nhớ và nhắc nhở mình theo dõi mục tiêu và dành thời gian xem xét lại mục tiêu thường xuyên. Bởi đích đến qua thời gian dài vẫn có thể giống như ban đầu nhưng kế hoạch hành động tới mục tiêu có thể thay đổi đáng kể. Do đó, bạn cần linh hoạt thay đổi nhưng vẫn đảm bảo giữ vững tính tương thích, giá trị và sự cần thiết của mục tiêu gốc ban đầu.

Tóm lại, thiết lập mục tiêu không chỉ đơn giản là mong muốn điều gì đó xảy ra mà là bạn hiểu chính xác điều mình muốn làm và hiểu lý do “tại sao mình muốn”. Giờ đây khi bạn có thể tự tin đặt ra lộ trình cho quãng thời gian sắp tới, thì bạn có thể tự tin chinh phục được mục tiêu rồi. Kết lại rằng: “Bạn quyết định sẽ làm gì cho hôm nay, ngày mai, tuần sau, và một năm tới?”

Xem thêm: Chương trình huấn luyện phát triển năng lực lãnh đạo dựa trên kỹ thuật 360 độ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *