Yếu tố nội tại nào ảnh hưởng đến thực thi kế hoạch

Kế hoạch được xây dựng kỹ lưỡng nhưng thực thi luôn gặp khó khăn, rủi ro xuất hiện liên tục. Hãy cùng tìm hiểu 6 lý do trong bài, xem bạn vướng lý do nào và quản trị nó ra sao.
Tổ chức thực thi kế hoạch hành động là gì? Nội dung

Với doanh nghiệp, việc phải lập kế hoạch trước khi bắt đầu một công việc hay dự án là điều hiển nhiên. Tùy vào mục đích công việc mà kế hoạch có quy mô, cấp độ áp dụng khác nhau, như cấp doanh nghiệp, phòng ban, đội nhóm và cả cá nhân.

Mặc dù, có cả bảng kế hoạch được cấp lãnh đạo xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thông qua nhưng kết quả thực hiện vẫn không được như mong đợi, và hiệu quả cực thấp gần như thất bại. Dẫn đến những hệ lụy tổn thất về thời gian, tài chính, con người, uy tín trong và ngoài doanh nghiệp.

 

Dưới đây là 06 yếu tố nội tại ảnh hưởng dẫn đến kết quả hoàn thành kế hoạch.

1. Bản thân doanh nghiệp tồn tại hạn chế và mâu thuẫn.

Để đảm bảo một kế hoạch thực hiện thành công các nguồn lực sử dụng trong kế hoạch phải luôn sẵn sàng. Một khi cơ hội hay thời điểm then chốt trong kế hoạch “điểm chuông” là phải nắm bắt và đáp ứng ngay.

Các doanh nghiệp thường chạy nhiều kế hoạch cùng lúc, dẫn đến tài chính, nhân sự, trang thiết bị hay chính là “nguồn lực” bị phân chia, thiếu cân đối dẫn đến không đáp ứng đầy đủ và mạnh. Và đó chính là điểm hạn chế dẫn đến kế hoạch dù tốt cũng không đến “đích” như mong đợi.

2. Nhân viên không được cụ thể hóa kế hoạch trong công việc hàng ngày.

Một khi kế hoạch đã chạy thì những con người liên quan phải được biết và nắm rõ tình hình. Tức là, bộ phận truyền thông nội bộ, và giám sát kế hoạch phải tăng cường làm việc, cung cấp rộng rãi thông tin, nhất quán hành động, chi tiết cụ thể đến từng đối tượng liên quan.

Ví dụ, triển khai kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp bạn, là trở thành nhà cung cấp sản phẩm tốt nhất trong khu vực, điều này có ý nghĩa thực sự như thế nào?

Có nghĩa là từ cấp lãnh đạo cao nhất đến đội ngũ bảo vệ, và cả chiều ngược lại đều phải được biết và thấm nhuần chiến lược đó. Một khi nhân viên, đồng nghiệp của bạn không biết được tại thời điểm này, công ty bạn đang hướng đến “đích” ở đâu, ưu tiên những hoạt động gì, họ sẽ không có ý thức thực thi các nhiệm vụ cấu thành chiến lược đó một cách tốt nhất.

3. Cơ cấu hiện tại của doanh nghiệp không đáp ứng được kế hoạch.

Bạn phải thật sự chú ý đến thể chế, quy định, năng lực nhân viên, cơ sở vật chất, công nghệ, văn hóa “ngầm” của doanh nghiệp…. Sẽ rất khó khăn để thực hiện một kế hoạch mới thành công nếu thiếu sự “lột xác” từ các yếu tố kể trên.

Bạn nghĩ sao nếu thực hiện một kế hoạch chiến lược mới tôi kể trên với năng lực cũ?

Bạn nhận ra được các yếu tố trên là bạn giỏi, hãy chọn lọc và tìm ra yếu tố cần phải thay đổi và đưa ra giải pháp phù hợp. Như thế, xem như kế hoạch của bạn đã đến rất gần điểm đích. Còn không, bạn sẽ phải chịu đựng sự chống lại của nó và bảng kế hoạch sẽ được xếp gọn gàng trong ngăn tủ.

4. Hoạt động của doanh nghiệp không tập trung vào kế hoạch.

Nếu thông điệp của kế hoạch là đưa doanh nghiệp bạn đứng đầu trong khu vực. Doanh nghiệp của bạn có thật sự tập trung và dốc toàn lực giúp kế hoạch thành công không? Sẽ thật sự tuyệt vời nếu một kế hoạch hoàn thành trước thời gian dự định, bạn nên có nhiều chính sách kích thích, tạo động lực bằng cách treo thưởng những giá trị xứng đáng cho tập thể, nhóm hay cá nhân hoàn thành sớm kế hoạch.

“Doanh nghiệp bạn tập trung” đồng nghĩa từng cá nhân cũng phải tập trung trong công tác. Việc bạn áp dụng những thước đo khoa học “KPIs” để nhân viên định hình và tập trung để đến “đích” sớm sẽ là một giải pháp hữu hiệu.

5. Lập kế hoạch biệt lập.

Doanh nghiệp của bạn thật chuyên nghiệp khi có cả một phòng lập kế hoạch riêng với những chuyên viên ngày đêm thảo ra những kế hoạch “đẹp”, chỉ tiêu và số liệu được tính toán kỹ lưỡng.

Thật trớ trêu là những thành viên trong bộ phận này không phải là người thực chiến hàng ngày, trên người họ có ít hoặc mùi “thuốc súng chiến trường” đã cũ, và đôi khi họ lại không có mối quan hệ chặt chẽ với các phòng ban, và những người đang thực chiến trong môi trường kinh doanh ngày nay.

Hãy sử dụng sức mạnh và trí tuệ của nhiều người cả trong và ngoài doanh nghiệp để cho ra một bảng kế hoạch khả thi nhất, tối ưu nhất. Điều đó sẽ giúp bạn rất nhiều, dù chưa bắt đầu nhưng bạn đã thấy được bức tranh thành công ở đích đến ra sao.

6. Sự “thực tế” của nhân tố con người.

Kế hoạch của bạn đang định hướng cho sự dài hạn, nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh trong tương lai. Khi bạn triển khai thực hiện kế hoạch, và giao cho những người thực thi cụ thể ở nhiều tầng và cấp, trong các nhân tố đó sẽ có những người làm việc chỉ vì những lợi ít cá nhân hay vật chất. Khi họ đối diện với sự lựa chọn, họ chọn ngắn hạn thay vì dài hạn. Họ có thể phá hỏng cả một bảng kế hoạch dày công tâm quyết của bạn, và từ đó vị thế doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Bạn phải thật sự là người dày dặn kinh nghiệm, kinh qua được nhiều kế hoạch, biết các công cụ giám sát đánh giá, nắm rõ quá trình hình thành đến thực thi và kết thúc của một kế hoạch, biết nhận diện những rủi ro tiềm ẩn… Cũng như sự “thực tế” của yếu tố con người bạn phải đối diện với nó, tùy vào từng môi trường doanh nghiệp mà bạn nhận diện nó; quản trị nó; hoặc nhờ vào sự chỉ điểm từ chuyên gia.

Xem thêm: Chương trình đào tạo Xác định Tính cách của bạn trong công việc

Để kế hoạch đi đến thành công có thật sự khó hay không?

06 yếu tố trên có sự ảnh hưởng rất lớn đến con đường về “đích” bất kỳ bảng kế hoạch nào. Một khi khó khăn, và tiêu cực đã được nhận diện thì nó không còn là thứ cản đường bạn nữa. Bạn phải đầu tư suy nghĩ, tìm kiếm, học hỏi mọi biện pháp để có thể chế ngự và vượt qua nó. Biến khó khăn thành bệ phóng để bạn có thể chạm đến một thứ gì đó ở cao hơn và xa hơn.

Phan Bảo

Thảo luận nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *