Ứng dụng Tháp nhu cầu Maslow mở rộng vào quản lý nhân sự  

Nhờ vào tháp nhu cầu Maslow mở rộng, những người lãnh đạo càng hiểu rõ hơn về những mong muốn, kỳ vọng của nhân viên. Từ đó, họ sẽ giúp nhân viên phần nào đó phát triển về bản thân toàn diện hơn trên những con đường chinh phục đỉnh cao của sự nghiệp.

Tháp Nhu Cầu Maslow 8 Bậc Là Gì? Có Gì Đặc Biệt.
Tháp nhu cầu mở rộng Maslow 8 bậc

Được phát minh bởi Nhà tâm lý học Maslow, tháp nhu cầu Maslow mở rộng được xem là chìa khóa vạn năng để khám phá tâm lý, hành vi khách hàng. Nhờ vào tính ứng dụng được trên mọi lĩnh vực từ quản trị nhân sự, marketing hay đào tạo của các doanh nghiệp. Mà chúng tạo nên sức ảnh hưởng vô cùng lớn ngay khi được phát minh. 

Cùng FamHRM khám phá những điều đặc biệt thú vị có trong từng bậc của tháp nhu cầu Maslow mở rộng này nhé.

Tháp nhu cầu Maslow mở rộng là gì?

Tháp nhu cầu Maslow là một mô hình nổi tiếng về tâm lý cũng như động cơ của con người. Tháp được mô tả dưới dạng kim tự tháp gồm năm bậc khác nhau. Những nhu cầu này sẽ được phân loại theo từng cấp bậc từ cơ bản đến nâng cao hơn. Thông thường, con người yêu cầu cần đạt được những cấp bậc cơ bản như việc nghỉ ngơi, ăn uống, sinh lý ở phần chân tháp. Sau đó, con người mới có nhu cầu vươn lên những cấp bậc có nhu cầu cao hơn như việc khẳng định bản thân, tạo mối quan hệ giao lưu nhiều hơn. 

Trước khi đi vào tìm hiểu nội dung Tháp Maslow mở rộng, chúng ta hãy cùng nhìn lại Tháp Maslow cơ bản một chút.

THÁP NHU CẦU MASLOW
MÔ HÌNH THÁP NHU CẦU MASLOW 5 BẬC

Vào năm 1970 đến 1990, sự phân cấp bậc này đã được Maslow chỉnh sửa thành 7 bậc và cuối cùng là 8 bậc. Chúng bao gồm:

  1. Nhu cầu cơ bản
  2. Nhu cầu về an toàn
  3. Nhu cầu về xã hội
  4. Nhu cầu về được quý trọng
  5. Nhu cầu về nhận thức
  6. Nhu cầu về thẩm mỹ
  7. Nhu cầu được thể hiện mình
  8. Sự siêu nghiệm
Tháp Nhu Cầu Maslow 8 Bậc Là Gì? Ý Nghĩa Và Phân Tích
MÔ HÌNH THÁP NHU CẦU MASLOW MỞ RỘNG 8 BẬC

Nội dung chi tiết 8 bậc trong tháp nhu cầu Maslow mở rộng 

Bậc 1: Nhu cầu cơ bản (Basic needs)

Đây là tầng đầu tiên ở phía chân tháp nhu cầu Maslow. Bao gồm những nhu cầu cơ bản và thiết yếu trong cuộc sống của cong người như đồ ăn, thức uống, mái ấm, nghỉ ngơi, tình dục,..

Bậc 2: Nhu cầu về an toàn (Safety needs) 

Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản thì nhu cầu về sự an toàn sẽ được kích hoạt. Nhu cầu này cũng thường được thể hiện thông qua những mong muốn về sự ổn định trong cuộc sống. Hoặc được sống trong các khu phố an ninh, sống trong xã hội có pháp luật, có nhà cửa để ở,…

Tầng 3: Nhu cầu về xã hội (Social needs)

Ở tầng thứ 3 của tháp nhu cầu Maslow mở rộng là những nhu cầu về xã hội. Hay chúng còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó (belonging needs). Hoặc đó có thể là nhu cầu về tình cảm, tình thương (needs of love). 

Nhu cầu này thể hiện qua các mối quan hệ và quá trình giao tiếp giữa người với người. Ví dụ như việc tìm kiếm, kết bạn, tìm người yêu, hay tham gia một cộng đồng nào đó,…

Tháp nhu cầu maslow là gì? Phân tích tháp nhu cầu trong marketing - Giải pháp MarketingGiải pháp Marketing
Nhu cầu giao lưu xã hội

Bậc 4: Nhu cầu được tôn trọng (Esteem needs)

Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng và nó thể hiện ở hai cấp độ khác nhau. Cấp độ một là nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân. Còn ở cấp độ hai, chúng là những nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân mình.

Những nhu cầu này thường được tìm thấy trong công việc hoặc cuộc sống. Chúng ta có thể thấy khi một người được khích lệ, khen thưởng về những thành quả lao động của mình. Nhờ vậy, họ sẵn sàng tăng năng suất,  làm việc hăng say và hiệu quả hơn. 

Bậc 5: Nhu cầu về nhận thức (Cognitive needs)

Nhu cầu nhận thức là những nhu cầu về tri thức, về sự hiểu biết. Hoặc là những nhu cầu về thông tin có liên quan đến sự tồn tại và phát triển của con người. Những nhu cầu này đòi hỏi của con người phải tìm tòi, học hỏi và tiếp thu cái mới, cái chưa có trong kinh nghiệm cá nhân. Mà nhờ những kinh nghiệm đó để học có thể phát triển bản thân mình. 

Bậc 6: Nhu cầu về thẩm mỹ (Aesthetic needs)

Tầng mở rộng thứ 6 trong tháp nhu cầu Maslow mở rộng là những nhu cầu về thẩm mỹ. Tức là những sự đòi hỏi thỏa mãn về cái đẹp. Hay là một hoạt động tinh thần đặc biệt tạo ra các giá trị thẩm mỹ trong đời sống con người. 

Bậc 7: Nhu cầu thể hiện bản thân

Sau khi tất cả các nhu cầu ở các tầng dưới được đáp ứng một cách thỏa đáng, con người bắt đầu tập trung vào việc thể hiện tiềm năng đầy đủ của họ.

Ở tầng này, tháp nhu cầu của Maslow mở rộng cũng mô tả rằng: “Con người mong muốn đạt được tất cả mọi thứ trong lĩnh vực của mình, đứng đầu và không ngừng hoàn thiện những gì mình đang sở hữu”. 

Tháp nhu cầu Maslow là gì? Cách ứng dụng trong thực tế
Nhu cầu thể hiện bản thân

Bậc 8: Sự siêu nghiệm (Transcendence)

Đây là một trạng thái siêu vị kỷ hướng đến trực giác siêu nhiên, lòng vị tha, hòa hợp bác ái.

Ứng dụng mô hình Tháp nhu cầu Maslow mở rộng 

Mô hình tháp nhu cầu Maslow mở rộng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhưng trong bài viết này, FamHRM sẽ hướng dẫn bạn áp dụng mô hình vào quản trị nhân lực. 

Nhu cầu về thể chất và sinh lý 

Nhà quản lý có thể đáp ứng được nhu cầu cơ bản này bằng cách đưa ra những chính sách lương tốt và công bằng nhất. Chúng sẽ được dựa trên những tiêu chí đánh giá hiệu quả về công việc như: chỉ số KPI, thời gian làm việc, mối quan hệ,… Phương pháp tính lương 3P sẽ là giải pháp tính lương một cách chuẩn xác dành cho nhà lãnh đạo. Phương pháp trả lương 3P sẽ giúp khắc phục những điểm yếu, thiếu sót và phát huy tính minh bạch, thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên hơn. 

Ngoài ra những chế độ phúc lợi cho nhân viên cũng nên được đảm bảo như: thưởng theo doanh thu công ty, có chương trình chăm sóc sức khỏe nhân viên, có du lịch hàng năm,… Hay phụ cấp các bữa ăn trưa, ăn giữa ca, party từng quý cho nhân viên.

Nhu cầu về mặt tinh thần và sức khỏe cho nhân viên 

Nhà quản lý nên chú trọng vào việc tạo một môi trường làm việc thuận lợi cho nhân viên làm việc. Bạn có thể tham khảo một vài phương pháp cơ bản của FamHRM ngay dưới đây:

  • Xây dựng không gian làm việc an toàn, sạch sẽ và có đầy đủ tiện nghi cần thiết.
  • Quy định việc tăng ca hợp lý và không để nhân viên làm việc quá sức. Bên cạnh đó, chế độ lương thưởng phải rõ ràng khi nhân viên tăng ca.
  • Đảm bảo cư xử công bằng giữa các nhân viên.
  • Xây dựng các không gian riêng để nhân viên có thể thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. 
Khám sức khoẻ định kỳ cho doanh nghiệp - Phòng Khám Song An Healthcare
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe định kì cho nhân viên

Đáp ứng nhu cầu giao tiếp nhân viên

Ai ai cũng mong muốn được làm việc trong một môi trường thoải mái nhất. Và được nhận sự quan tâm từ cấp trên đến đồng nghiệp, đặc biệt vào những lúc khó khăn cần giúp đỡ. Vì thế mà nhà quản lý có thể thực hiện một vài phương pháp sau để đáp ứng nhu cầu trên như:

  • Tạo điều kiện cho nhân viên có cơ hội hợp tác cùng các phòng ban khác. 
  • Khuyến khích mọi người tham gia vào các cuộc thi sáng tạo.
  • Tổ chức tiệc sinh nhật cho nhân viên hay tặng quà cho các nhân viên nữ vào các dịp lễ.
  • Thể hiện sự quan tâm của công ty đến gia đình của công nhân viên.

Nhu cầu được tôn trọng

Theo như tháp nhu cầu Maslow, doanh nghiệp cần phải để nhân viên thấy được rằng giá trị lao động của họ được công nhận và đáp ứng một cách xứng đáng. Ở nhu cầu này, nhà quản lý có thể:

  • Đánh giá nhân viên một cách công bằng và cụ thể.
  • Xây dựng những chính sách khen ngợi dành cho những đóng góp tích cực của nhân viên.
  • Đề bạt, thăng tiến cho các nhân sự có khả năng lên vị trí cao hơn.

 Nhu cầu được phát triển và thể hiện khả năng

Nhà lãnh đạo cần cung cấp các cơ hội để nhân viên có thể phát triển hết khả năng của họ. Hoặc có thể khuyến khích họ tham gia vào các quá trình cải tiến của doanh nghiệp và tổ chức. 

Bên cạnh đó, nhân viên nào cũng nên có lộ trình phát triển sự nghiệp của riêng mình. Nhờ vào lộ trình đó, họ có thể phát triển những thế mạnh của mình và đi theo lộ trình của riêng mình. 

Lên Kế Hoạch Phát Triển Bản Thân Để Tiến Xa Hơn Trong Năm 2018 - Chefjob.vnNhu cầu phát triển bản thân

Những ứng dụng của tháp nhu cầu Maslow trong quản trị nhân sự là một vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Vì thế mà không quá khó để các nhà lãnh đạo có thể xây dựng được các chiến lược kinh doanh phù hợp dành cho từng người. Cũng nhờ vào tháp nhu cầu Maslow mở rộng, những người lãnh đạo càng hiểu rõ hơn về những  mong muốn, kỳ vọng của nhân viên. Từ đó, họ sẽ giúp nhân viên phần nào đó phát triển về bản thân toàn diện hơn trên những con đường chinh phục đỉnh cao của sự nghiệp.

Thảo luận nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *