Tìm hiểu hệ thống quản lý chiến lược BSC (Balanced Scorecard)

Hiện nay, hệ thống thẻ điểm cân bằng (BSC) là công cụ quản trị hữu ích để doanh nghiệp cải thiện tình hình hoạt động và định hướng các mục đích quan trọng trong chiến lược.
BSC (Balanced scorecard) là gì? Áp dụng BSC như thế nào để mang lại lợi ích  cho doanh nghiệp? - Base Resources
Hệ thống BSC – Thẻ điểm Cân bằng

Những năm gần đây, phần lớn các lãnh đạo doanh nghiệp khu vực ĐBSCL đã ý thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng mô hình quản trị hiện đại, trong đó hệ thống BSC/KPI được xem là lược chọn hàng đầu để áp dụng. Tuy nhiên, kiến thức chuyên sâu về BSC/KPI vẫn chưa được phổ biến, còn nhiều trở ngại trong việc tiếp cận học hỏi.

Triển khai BSC tại doanh nghiệp thì có nhiều cách, sử dụng dịch vụ tư vấn và triển khai thì tốn khá nhiều chi phí, phương án tối ưu là doanh nghiệp sở hữu những chuyên gia ngay tại doanh nghiệp, thấu hiểu tường tận về văn hóa để tạo dựng những nguyên tắc phù hợp nhằm ứng dụng công cụ quản trị này thì sẽ tạo ra được hiệu quả bền vững và tính kế thừa trong tổ chức. Về góc độ cá nhân, nếu trở thành chuyên gia BSC/KPI nội bộ, đồng nghĩa với việc bạn sẽ sở hữu một lợi thế cạnh tranh đặc biệt, mở đường cho sự nghiệp phát triển một cách bứt phá.

Hãy cùng FamHRM tìm hiểu sơ lược về hệ thống quản lý chiến lược BSC và những khó khăn thách thức khi triển khai tại doanh nghiệp.

Thẻ điểm Cân bằng là gì? (BSC – Balanced Scorecard)

Xuất hiện vào đầu thập niên 1990s, bởi hai Giáo sư Tiến sĩ Kaplan & Norton của trường Đại học Harvard. Họ là những người đầu tiên phát triển hệ thống quản lý chiến lược Balanced scorecard, viết tắtBSC, tạm dịchThẻ điểm Cân bằng. Đến nay, BSC đã có nhiều cải tiến và ngày càng trở nên quan trọng trong hoạt động quản trị doanh nghiệp.

BSCThẻ điểm Cân bằng là một hệ thống quản lý được phát triển để giúp một tổ chức thiết lập, theo dõi và thực hiện chiến lược kinh doanh. Hệ thống có nhiều ưu điểm và lợi ích khi áp dụng triển khai, như:

  • Cụ thể hóa chiến lược thành các mục tiêu & chương trình hành động.
  • Phát triển hệ thống các mục tiêu được liên kết chặt chẽ từ công ty đến bộ phận và cá nhân.
  • Giúp doanh nghiệp xác định và tập trung vào đo lường, cải thiện những nhân tố quyết định đến hiệu quả của doanh nghiệp hiện tại và tương lai.
  • Công cụ truyền thông chiến lược hiệu quả đến mọi đối tượng trong doanh nghiệp.
  • Hệ thống đánh giá kết quả định kỳ để rút kinh nghiệm và cải tiến chiến lược.

Ý nghĩa 4 viễn cảnh trong Thẻ điểm Cân bằng (BSC – Balanced Scorecard)

Balanced scorecard là gì? – Giải Pháp Tinh Hoa
Ảnh minh họa: Hệ thống Quản lý Chiến lược BSC – Thẻ điểm Cân bằng

Bất kỳ chiến lược kinh doanh phát triển doanh nghiệp nào, dù có quy mô lớn hay nhỏ, đơn giản hay phức tạp thì cũng xoay quanh 4 viễn cảnh này.

  • Tài chính:Đo lường và giám sát những yêu cầu & kết quả về tài chính.
  • Khách hàng: Đo lường và giám sát những hoạt động phục vụ và sự thỏa mãn khách hàng.
  • Quy trình nội bộ: Đo lường và giám sát những chỉ số và yêu cầu trong hoạt động nội bộ hướng đến tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng.
  • Học tập & phát triển: Hướng đến cải thiện năng lực nguồn nhân lực thông qua huấn luyện và đào tạo, phát triển hệ thống quản lý và xây dựng môi trường làm việc hoài hòa.

Những thách thức đối với doanh nghiệp khi triển khai BSC.

  • Doanh nghiệp thiếu chiến lược kinh doanh rõ ràng.
  • Lãnh đạo cấp cao không tham gia và thiếu cam kết.
  • Doanh nghiệp chưa quản lý theo quy trình và không có hệ thống thống kê, cập nhật hoạt động kinh doanh.
  • Hạn chế về đội ngũ thực thi, chưa có nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng yêu cầu, bao gồm kiến thức BSC, quản trị nhân sự hiện đại và công nghệ thông tin.
  • Quản lý cấp trung không sẵn sàng hợp tác, tham gia hời hợt và làm đối phó.

Doanh nghiệp cần làm gì để triển khai thành công BSC.

  • Phải bắt đầu từ chiến lược và từ trên xuống.
  • Sự cam kết của lãnh đạo cấp cao là cực kỳ quan trọng.
  • Cần có sự tập trung: các mục tiêu và chỉ tiêu đo lường.
  • Triển khai ở tất cả các cấp độ: từ công ty đến cá nhân.
  • Truyền thông và đào tạo để đảm bảo mọi người trong tổ chức hiểu, ủng hộ và triển khai.
  • Cơ sở hạ tầng CNTT phục vụ theo dõi, đo lường.
  • Cần có hệ thống lương thưởng và đãi ngộ rõ ràng minh bạch.
  • Xây dựng đội chuyên trách, có kinh nghiệm và đào tạo kiến thức nghiệp vụ vững vàng.

Hiện nay, hệ thống thẻ điểm cân bằng (BSC) là công cụ quản trị hữu ích để doanh nghiệp cải thiện tình hình hoạt động và định hướng các mục đích quan trọng trong chiến lược. Trước khi triển khai doanh nghiệp nên xây dựng đội ngũ chuyên gia nội bộ vì như vậy sẽ tăng cơ hội thành công lên rất nhiều và tăng tính chủ động.

Thông thường, khi triển khai BSC doanh nghiệp sẽ cần có một hệ thống lương thưởng bày bản, để có thể ghi nhận và đánh giá các hoạt động khách quan, minh bạch và thúc đẩy công việc. Học viện FamHRM xin giới thiệu đến Quý Anh/chị chương trình huấn luyện về chủ đề này.

Xem thêm: Khóa học Xây dựng và Triển khai hệ thống lương 3P/BSC/KPIs

Thảo luận nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *