Quản trị cảm xúc và ứng dụng trong quản lý đội ngũ mà Leader nên biết 

Trong công việc cũng công tác quản lý đội nhóm, các kỹ năng chuyên môn chỉ giúp bạn leo lên một vị trí nhất định. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo có ý chí cầu tiến, bạn cần phát triển kỹ năng quản trị cảm xúc của chính mình để có thể dẫn dắt đồng đội, nhân viên của mình.
Bỏ túi' 7 kỹ năng quản lý cảm xúc hiệu quả nhất
Quản trị cảm xúc

Quản trị cảm xúc là một trong những yếu tố quan trọng quyết định khả năng lãnh đạo của mỗi người. Chúng cũng được xem là một tác nhân mạnh mẽ ảnh hưởng đến hiệu suất lao động của mỗi người. Tuy nhiên chúng lại nằm trong vùng vô thức của con người. Nếu không được rèn luyện mỗi ngày, bạn sẽ không để quản lý cảm xúc của chính mình. 

Theo một cuộc thống kê lớn của Daniel Goleman trong lĩnh vực ứng dụng cảm xúc, IQ chỉ chiếm 20% trong sự thành công của con người. Chiếm từ 60-80% là sự đóng góp của EQ. Hay còn gọi là chỉ số cảm xúc. Ở vị trí lãnh đạo càng cao thì tầm quan trọng của kỹ năng quản trị cảm xúc con người càng lớn. Cùng FamHRM theo dõi bài viết sau để biết được vai trò của quản trị cảm xúc nhé 

Quản trị cảm xúc là gì?

Quản trị cảm xúc (EQ – Emotional Quotient) là khả năng nhận thức và quản trị được cảm xúc của bạn. Ngoài ra bạn có thể hiểu và biết được cảm xúc của người xung quanh. Tuy nhiên, quản trị cảm xúc không có nghĩa rằng bạn phải loại bỏ, khống chế hay kìm hãm hoàn toàn những cảm xúc của mình.

Người có khả năng quản trị cảm xúc sẽ hiểu rõ được cảm giác của chính mình và của  người khác. Từ đó, điều chỉnh được hành vi, cảm xúc và tác động một cách phù hợp. Bên cạnh đó, họ sẽ dùng tinh thần tích cực để giải quyết các mâu thuẫn, xung đột có trong giao tiếp công việc. Họ luôn giữ được sự cân bằng trong cảm xúc và đưa ra những quyết định sáng suốt hơn. 

Quản trị cảm xúc là gì ? 10 lợi ích quản trị cảm xúc mang lại
Quản trị cảm xúc là khả năng nhận thức và quản trị được cảm xúc của bạn.

Vai trò của quản trị cảm xúc 

Với vai trò là một nhà lãnh đạo, việc áp dụng các kỹ năng quản trị cảm xúc đúng và phù hợp sẽ kéo theo sự gia tăng hiệu suất làm việc của cả một tổ chức. Vì học luôn là người truyền cảm hứng làm việc nhất. Đây cũng sẽ là nguồn động lực thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên hơn. 

Nhân viên hay cá thành viên trong nhóm sẽ sẵn sàng cống hiến hết sức lực của mình nếu họ được quản lý bởi một người có sự tin tưởng và tôn trọng. Tất nhiên rằng, bạn không thể làm việc dưới một nhà lãnh đạo có chỉ số cảm xúc thấp. Vì họ chỉ khiến cho đồng nghiệp cảm thấy áp lực và căng thẳng mỗi khi bắt đầu một công việc mới. 

Leader và Leadership là gì? Yếu tố và kỹ năng Leader giỏi
Quản trị cảm xúc tốt là nguồn động lực thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên

5 loại trí tuệ cảm xúc nhà lãnh đạo có thể ứng dụng 

Kỹ năng tự nhận thức 

Khả năng tự nhận thức bản thân thường được đo bằng mức độ hiểu biết rõ ràng những điểm mạnh, điểm yếu, cảm xúc, niềm tin và động lực của mình. Những nhà lãnh đạo có kinh nghiệm trong việc nhận biết và quản trị cảm xúc bản thân có thể nhận thức được cảm xúc của nhân viên. Từ đó, họ sẽ biết cách thúc đẩy nhân viên tăng năng suất làm việc có hiệu quả hơn.

Khả năng quản trị cảm xúc 

Khả năng quản trị cảm xúc hay còn gọi là khả năng tự điều chỉnh cảm xúc cá nhân. Đây là cách một người có thể quản lý chính cảm xúc và hành động của mình. Nếu bạn là một người có kỹ năng nhận thức cao, bạn sẽ có khả năng quản trị tốt cảm xúc của mình. 

Tuy nhiên, nếu bạn là một người dễ bộc phát cảm xúc, hãy “note” lại những bí kíp điều chỉnh sau đây của FamHRM nhé.

  • Tạm dừng cuộc nói chuyện. Thay vì trả lời ngay lập tức thì bạn hãy cho bản thân thời gian suy nghĩ. Hít một hơi thật sâu và tạm ngưng để cảm xúc tiêu cực của bạn thoát ra khỏi suy nghĩ.
  • Lùi lại một bước. Đôi khi, những mâu thuẫn, xung đột trong phòng làm việc khiến bạn cảm thấy khó chịu. Hãy ra khỏi phòng, đi dạo hay làm một tách cà phê để ổn định tinh thần. Hoặc bạn có thể gọi cho một người thân quen nào đó để lấy ý kiến đánh giá và nhận xét sự việc.
  •  Nhận biết cảm xúc của chính mình. Hãy thử ghi lại cảm xúc của chính mình lên một tờ giấy và suy nghĩ những việc cần phải làm khi chúng xảy ra một lần nữa. Điều này sẽ giúp bạn cách quản trị cảm xúc và đưa ra hướng xử lý phù hợp nhất. 
Leader và Leadership là gì? Yếu tố và kỹ năng Leader giỏi
Nhận thức được cảm xúc sẽ đưa đến hành động tích cực

Khả năng đồng cảm 

Đồng cảm là khả năng thấu hiểu cảm xúc của một người khác. Đây cũng là khả năng quan trọng cần có của nhà lãnh đạo hiện nay. 

Việc nhà lãnh đạo lắng nghe, thấu hiểu và đồng cảm với những cảm xúc của nhân viên sẽ gây sức ảnh hưởng tốt hơn việc huấn luyện, chỉ đạo thực hiện. Bằng cách lắng nghe, bạn thể hiện sự tôn trọng ý kiến của nhân viên. Bạn thấu hiểu những mong muốn, nhu cầu của họ. Từ đó đưa ra những phương hướng hoạt động để nâng cao năng suất làm việc. 

Tạo động lực 

Tạo động lực hay truyền cảm hứng làm việc là một trong những yếu tố quan trọng của nhà lãnh đạo. Nhà lãnh đạo càng có tinh thần tích cực, các thành viên của bạn sẽ càng thấy tự tin hơn. Việc truyền cảm hứng sẽ giúp nhóm bạn chủ động trong đặt ra mục tiêu vượt qua thử thách hơn. 

Các kỹ năng xã hội 

Kỹ năng xã hội giúp bạn nhận thức cảm xúc và khả năng tương tác, giao tiếp với người khác. 

Càng đồng điệu với cảm xúc của mình, nhà lãnh đạo càng dễ dàng kết nối với những người xung quanh. Từ đó, nhà lãnh đạo có thể dễ dàng xây dựng và phát triển các mối quan hệ hơn.

Các nhà lãnh đạo có kỹ năng xã hội tốt luôn biết rằng họ không thể đi đến thành công một mình. Vượt qua thử thách và đạt được các mục tiêu  đòi hỏi sự hợp tác, giao tiếp và tầm nhìn chung của cả tổ chức.

10 kỹ năng quản lý con người hiệu quả mà nhà lãnh đạo nào cũng nên biết - Blog thông tin tuyển dụng
Kỹ năng xã hội giúp bạn tăng khả năng tương tác, giao tiếp với người khác.

Trong công việc cũng công tác quản lý đội nhóm, các kỹ năng chuyên môn chỉ giúp bạn lên một vị trí nhất định. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo có ý chí cầu tiến, bạn cần phát triển kỹ năng quản trị cảm xúc của chính mình. Như thế bạn vừa có thể truyền cảm hứng, dẫn dắt và phát huy tinh thần đồng đội, vừa phát triển, nuôi dưỡng các tài năng của các thành viên khác.

Thảo luận nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *