Mô hình lộ trình phát triển sự nghiệp và kế hoạch thực thi

Với mô hình Lộ trình phát triển sự nghiệp, FamHRM giúp bạn nhận thức được khả năng và giá trị của bản thân, khám phá những nhu cầu và mong muốn của bản thân. Từ đó, xác lập mục tiêu cần đạt và lên kế hoạch thực thi chi tiết và rõ ràng nhất.

Có bao giờ bạn phân vân lựa chọn giữa hai công việc? Đâu sẽ là lựa chọn công việc phù hợp với bạn nhất? Hay bạn đã bao giờ nghe đến việc lập kế hoạch cho lộ trình phát triển sự nghiệp của bản thân chưa? Hay cứ để “xuôi theo dòng nước”?

Mô hình lộ trình phát triển sự nghiệp và kế hoạch thực thi
Mô hình lộ trình phát triển sự nghiệp và kế hoạch thực thi

Thấu hiểu những khó khăn trong việc lựa chọn, FamHRM sẽ mang đến bạn một mô hình vô cùng hữu ích với tên gọi Mô hình Lộ trình phát triển sự nghiệp. Với mô hình này, bạn sẽ thấy được tầm quan trọng trong việc nhận thức khả năng của bản thân. Từ đó, thiết lập kế hoạch nghề nghiệp một cách rõ ràng và ra quyết định một cách chính xác.

Định nghĩa mô hình Lộ trình phát triển sự nghiệp

Tuy có sự thay đổi nhỏ so với mô hình ban đầu vào năm 1977 của Law và Watts. Nhưng cho đến nay chúng vẫn thể hiện độ chính xác cao trong việc lập kế hoạch cho lộ trình phát triển sự nghiệp.

Chúng là vòng tròn gồm 4 phần:

  1. Self-awareness: Tự nhận thức bản thân (giá trị, sở thích, sở trường, tính cách và tham vọng).
  2. Opportunities: Nhận thức về những cơ hội xảy đến (thực trạng ngành, xu hướng và những cơ hội trong ngành).
  3. Decision making and planning: Ra quyết định và lập kế hoạch thực thi (ra quyết định, đặt mục tiêu, lập kế hoạch học tập để nâng cao và phát triển bản thân).
  4. Implementing plans: Thực thi kế hoạch (học tập, trải nghiệm, tích lũy hành trang nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm và ứng tuyển).

Trên thực tế, việc lập kế hoạch nghề nghiệp không phải là một quá trình đơn giản. Vì hầu như chúng ta chỉ tập trung đến việc phân tích nghề nghiệp và lựa chọn (bước 3 và 4). Mà bỏ qua việc đưa ra những đánh giá, nhận thức bản thân cũng như những cơ hội, những nguy cơ có thể xảy ra. Vì thế, vô hình chung chúng tạo cho bạn sự khó khăn trong việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân của mình nhất.

Nội dung chi tiết mô hình Lộ trình phát triển sự nghiệp

Self-awareness (Sự tự nhận thức)

Đây là lúc bạn nhận thức được bản chất thực sự bên trong con người mình. Bạn sẽ biết được những điểm giống và khác nhau của mình đối với người khác. Từ đó hiểu tính cách của họ.

Bên cạnh đó, bạn sẽ tự khám phá trình độ, khả năng, năng khiếu, kỹ năng, phẩm chất cũng như thể lực thực tế và tiềm năng. Khám phá những nhu cầu, nguyện vọng, sự thỏa mãn, sở thích. Và đặc biệt hơn chính là tìm ra giá trị cá nhân của mình.

Tại FamHRM, chúng tôi cung cấp giải pháp xác định “lối mòn tính cách” thông qua công cụ Trait-Map® giúp xác định tính cách trong nghề nghiệp, dựa trên mô hình Big-five). Tìm hiểu thêm khái niệm “Lối mòn tính cách” tại đây.

Opportunities (Nhận thức những cơ hội)

Khám phá các lĩnh vực nghề nghiệp mà bạn lựa chọn. Tìm hiểu về những yêu cầu, mong muốn và trách nhiệm mà họ cần để đáp ứng. Bên cạnh đó là những xu hướng các ngành nghề đang có sự phát triển. Từ đó, tìm ra những cơ hội nghề nghiệp thực sự dành riêng cho mình.

Mô hình SWOT sẽ là phương pháp giúp bạn giải quyết những vấn đề trên. Phân tích SWOT sẽ giúp bạn tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức trong nhiều lĩnh vực. Từ đó thiết lập kế hoạch qua những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và khách quan để đạt được mục tiêu đó.

Ra quyết định và lập kế hoạch thực thi – (Decision making and planning)

Đây sẽ là bước để hiểu về các cách có thể đưa ra quyết định bao gồm những yếu tố có thể ảnh hưởng như áp lực, kỳ vọng. Học cách cân bằng rủi ro với phần thưởng có thể có. Và tự chịu trách nhiệm với những tác động xấu và kết quả.

Nếu bạn vẫn chưa biết cách thiết lập mục tiêu một cách rõ ràng thì Mô hình SMARTER sẽ là giải pháp dành cho bạn. Với mô hình thiết lập mục tiêu SMARTER, bạn có thể xác lập mục tiêu và lên kế hoạch thực hiện để chúng đạt hiệu quả tốt nhất.

Sau khi đã quyết định và đặt mục tiêu nghề nghiệp, việc tiếp theo là tạo một kế hoạch thực thi. Việc lập kế hoạch cho lộ trình phát triển sự nghiệp không hẳn là một quá trình đơn giản. Vì thế tại bước này, bạn sẽ học được cách quản lý thời gian và sắp xếp công việc một cách cân bằng nhất.

Implementing plans: Thực thi kế hoạch

Sau khi lập kế hoạch với lộ trình phát triển rõ ràng, thì đây là lúc biến kế hoạch thành hành động. Áp dụng những kiến thức được tích lũy sau một quá trình dài học hỏi. Kết hợp cùng các kỹ năng mềm cần thiết được trang bị sẵn. Và tìm kiếm một việc làm phù hợp với năng lực và khả năng của chính mình.

Nguyên tắc áp dụng của mô hình Lộ trình phát triển sự nghiệp

Mặc dù đây là một mô hình hữu ích để minh họa quy trình các bước tìm việc làm cho một người mới. Hay một người chuyển công tác sang một lĩnh vực mới. Hay một người sắp nghỉ hưu xem xét tính cách để khám phá những khả năng, nguyện vọng, nhu cầu và giá trị của họ. Nếu xét mô hình trên sự phát triển sự nghiệp của một con người, bạn có thể chia chúng thành từng giai đoạn sau:

Giai đoạn khởi đầu sự nghiệp ( từ 20 – 30 tuổi)

Đây là giai đoạn của sự nhận thức bản thân và tìm kiếm đam mê thật sự của bản thân. Là thời gian để bạn tìm tòi học hỏi và thử sức ở nhiều công việc khác nhau. Từ đó, tích lũy kinh nghiệm làm việc cho quá trình thăng tiến trong tương lai.

Giai đoạn đỉnh cao sự nghiệp ( từ 40 – 50 tuổi)

Tuy có những hạn chế trong sự lựa chọn và phát triển. Nhưng đây là giai đoạn trau dồi những kỹ năng cần thiết để ổn định ở vị trí lãnh đạo. Nếu áp dụng mô hình ở giai đoạn này, bạn sẽ nhận thức được giá trị bản thân, đạo đức nghề nghiệp cùng những cống hiến của bạn. Từ đó, bạn sẽ tìm thấy những cơ hội, thách thức trong nghề. Đặt mục tiêu và lập ra kế hoạch để phát triển bản thân mình hơn.

Giai đoạn chuyển giao sự nghiệp (từ 60-70 tuổi)

Đây là giai đoạn chuẩn bị về hưu. Bạn sẽ dẫn dắt người kế nhiệm để duy trì tổ chức vận hành của công ty. Sau đó sẽ lui dần về và trải nghiệm những đam mê ngày còn trẻ.

Nhìn chung, mô hình Lộ trình phát triển sự nghiệp có cách tiếp cận đến tương đối toàn bộ sự nghiệp của một con người. Hoặc trong một vài lĩnh vực với quy mô nhỏ hơn. Hơn hết, để đưa ra quyết định chọn lựa nghề nghiệp và lập kế hoạch thực thi một cách rõ ràng và hiệu quả. Bạn nên học cách nhìn nhận lại bản thân để có những nhận định chính xác nhất.

Thảo luận nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *