Kỹ năng Rèn luyện Tư duy Sáng tạo

Tư duy sáng tạo là cốt lõi của sự phát triển trong xã hội, nếu không có sự sáng tạo, mọi thứ chỉ dừng chân tại chỗ. Những kế hoạch và dự án chỉ thực hiện theo những biện pháp cũ, đi theo lối mòn và không có sự đột phá. Nhưng để có tư duy sáng tạo bạn cần phải qua quá trình rèn luyện và thực hành.
Tư duy sáng tạo là gì? Các phương pháp rèn luyện tư duy sáng tạo

Rèn Luyện Kỹ Năng Tư Duy Sáng Tạo

Để thăng tiến và tiếp cận với các cơ hội nghề nghiệp trong tương lai, thì chúng ta không thể thiếu kỹ năng sáng tạo. Bởi tư duy sáng tạo không những giúp bạn “ghi điểm” với đồng nghiệp, cấp trên, mà còn góp phần cải thiện năng lực bản thân. Nhưng để thoát khỏi lối mòn không phải là điều đơn giản, đặc biệt là khi chúng ta ngày càng lớn tuổi và chịu nhiều áp lực không chỉ công việc mà còn cuộc cả cuộc sống cá nhân.

Do vậy, bài viết dưới đây sẽ đưa ra 7 cách hữu hiệu giúp bạn rèn luyện và nâng cao hơn nữa kỹ năng tư duy sáng tạo. Dần dà theo thời gian khi đã trở thành thói quen thì bạn sẽ luôn cảm thấy hào hứng và dễ tạo ra nhiều cách thức làm việc hiệu quả hơn nhiều lần.

1. Chủ động tư duy chứ đừng chờ đợi

Tư Duy Sáng Tạo Là Gì? Cách Rèn Luyện Tư Duy Sáng Tạo

Bất kỳ ai sinh ra cũng có khả năng tư duy sáng tạo, nhưng nếu không hành động thì khả năng đó sẽ bị “thui chột” dần theo thời gian. Do vậy, bạn đừng cứ “ngồi chờ sung rụng”, và hy vọng mọi thứ sẽ tự giải quyết hoặc luôn có người giúp đỡ.

Thay vào đó, bạn hãy vận động trí óc của mình, và hãy nghĩ làm thế nào để giải quyết công việc một cách nhanh nhất, và hiệu quả nhất. Đó chính là lúc bạn đang tuy duy sáng tạo, và cứ cố gắng sẽ tìm ra nhiều ý tưởng tuyệt vời. 

Đừng ngại chia sẻ ý tưởng của bạn với người khác, điều này giúp não bạn hoạt động tích cực hơn và khi chia sẻ ý tưởng thì ý tưởng sẽ được phát triển, đóng góp để hoàn thiện hơn.

2. Luôn tìm điểm trung hòa giữa ý tưởng và thực tế

Thực tế, tư duy sáng tạo sẽ cho bạn có những ý nghĩ viển vông “táo bạo”, nhưng dù cao siêu tới đâu thì cũng luôn phải gắn với thực tế. Một ý tưởng kém là nó không có tính khả thi, dù vô cùng sáng tạo. Do vậy, bạn phải cân bằng giữa thực tế và lý tưởng nghĩa. Từ đó, tư duy sáng tạo sẽ không xa rời thực tế, và dễ áp vào thực tiễn. 

Bạn cần phải sống, phải có tiền, phải có của cải vật chất để phục vụ cho cuộc sống hiện tại. Bạn không thể nhịn ăn, nhịn mặc trong thời gian chục năm chỉ để sáng tạo được. Bởi vì những sáng tạo của bạn muốn thực hiện được bạn cũng cần phải vững mạnh về tài chính. Vì vậy, đừng xem nhẹ việc kiếm tiền để phục vụ cho cuộc sống nếu bạn còn muốn tiếp tục sáng tạo.

3. Nghĩ thoáng và cởi mở với xung quanh7 cách tuyệt vời để rèn luyện tư duy cởi mở | AIA Vietnam

Đừng quá đặt nặng vấn đề tâm lý, và stress từ công việc quen thuộc hàng ngày. Bởi như vậy nó sẽ giết chết khả năng tư duy sáng tạo của bạn “một cách thầm lặng”. Mọi thứ đều cần thời gian, và cả duyên. 

Cho nên, bạn hãy dành thời gian gặp gỡ, giao lưu với bạn bè, đồng nghiệp. Khi đầu óc được thanh thản, thoải mái thì bạn sẽ dễ tìm kiếm những trải nghiệm mới để khả năng sáng tạo được phát huy tối đa. 

Đừng ngần ngại tìm hiểu những lĩnh vực mới và quen biết thêm nhiều mối quan hệ. Bởi điều này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều cho tư duy sáng tạo. Càng biết thêm nhiều kiến thức mới, não của bạn sẽ có nhiều liên tưởng đột phá trong công việc hiện tại và những vấn đề trong cuộc sống. 

4. Suy nghĩ ngoài chiếc hộp (Think out of the box)

7 cách tuyệt vời để rèn luyện tư duy cởi mở | AIA Vietnam

Nguyên tắc luôn là một điều đúng đắn, nhưng bạn không cần phải ôm khư khư những nguyên tắc cổ hủ. Nếu bạn cứ mãi đi theo một lối mòn thì khả năng tư duy sáng tạo sẽ chết dần theo thời gian. Bạn hãy dám thử thách bản thân bằng những đột phá mới trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Dĩ nhiên, mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn khi bạn thử một phương pháp mới nhưng đó lại là cách giúp bạn tư duy tốt nhất. Nếu bạn không tư duy, sáng tạo thì bạn sẽ bị mắc trong mớ bòng bong với hằng hà những định luật cứng ngắn. Cứ suy nghĩ sáng tạo và dám làm, thì đó là cách tốt nhất để giúp bạn rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo.

Hãy thoát ra khỏi chiếc hộp suy nghĩ mà bấy lâu nay bạn đang ở trong đấy. Cam đảm bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân, bạn sẽ thấy được những điều mới lạ và suy nghĩ của bạn sẽ trở nên đột phá hơn khi gặp các vấn đề hằng ngày phải xử lý.

5. Đừng vội nản chí trước những khó khănĐừng vội nản lòng khi gặp khó khăn | VTC Academy

Có câu “Vạn sự khởi đầu nan” nên bạn đừng vội nản chí trước khó khăn trong cuộc sống và công việc. Nếu bạn cần lo lắng, thì điều này cũng không giúp bạn giải quyết công việc nhanh hơn, mà ngược lại còn làm lụi đi khả năng tư duy sáng tạo. 

Tìm cách giữ cho tinh thần luôn bình tĩnh, sáng suốt với các bản nhạc, cuốn sách, hoặc chia sẻ với đồng nghiệp. Trong khi tạm bỏ đi các phiền muộn hàng ngày, bạn sẽ có cơ may nghĩ ra cách để giải quyết khó khăn như câu “trong cái khó ló cái khôn”.

6. Can đảm đối mặt thử thách và chịu đựng rủi ro

Nếu y xì người đi trước và đảm bảo an toàn, thì đó không gọi là sáng tạo. Thực tế, sáng tạo là khác biệt, và vì vậy bạn cần phải là người dám dấn thân và không sợ rủi ro. Khi bạn có một ý tưởng mới, một kế hoạch lớn với mức độ rủi ro cao, thì sẽ khiến bạn cảm thấy lo lắng.

Đây là cảm giác bình thường khi vượt qua “vòng an toàn”, nhưng nếu bạn nhụt chí và không dám hành động nghĩa là bạn đang tự thiêu rụi đi những sáng tạo của bản thân. Bạn hãy vượt qua ra khỏi nỗi sợ rủi ro, thất bại và hành động. Bạn hãy tin tưởng vào những ý tưởng và khả năng của bản thân mình để khả năng sáng tạo được phát huy cao nhất.

7. Đừng ỷ lại và bị lệ thuộc vào bất kì điều gì

Việc ỷ lại sẽ khiến cho bạn trở nên lười nhác, chay lì tư duy khi giải quyết khó khăn. Như thế thì khả năng tư duy, sáng tạo bẩm sinh sẽ dần biến mất, và bạn sẽ trở thành kẻ thụ động. Do đó, bạn hãy là người chủ động, và tự xắn tay vào giải quyết mọi vấn đề dù khó hay dễ. Bạn đừng cất giấu khả năng sáng tạo, và nếu không thì bạn sẽ trở thành “kẻ ba phải”, và vô tình để mất đi những trải nghiệm thú vị riêng cho bản thân.

8. Tôi tư duy là tôi còn sống

Tư duy sáng tạo chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển, và nó cũng là một “vũ khí” quan trọng của mỗi người trong thời đại lao động ngày nay. Vì thế, bạn hãy luôn rèn luyện cho bản thân tư duy, sáng tạo để phục vụ tốt nhất cho cuộc sống, công việc của bạn và cho cả xã hội. Dưới đây là hình ảnh minh họa sự khác biệt giữa sơ đồ tư duy và nghi chú kiểu truyền thống.

Hành Vi Tích Cực

Để tư duy đúng và sáng tạo tốt, thì bạn phải có một cái nhìn nhận đúng đắn về cuộc sống, công việc. Irving Berlin từng nói: “10% cuộc sống của bạn là do những gì bạn tạo ra, còn 90% còn lại tùy thuộc vào cách bạn suy nghĩ và cảm nhận”. Thật vậy, một tư duy tích cực sẽ đủ sức mạnh giúp hình thành sự tự tin cho bạn. Nhờ vậy, bạn sẽ luôn thích học hỏi và khơi gợi những khả năng có sẵn có của bản thân. Từ đây, bạn sẽ phát triển bản thân và can đảm theo đuổi mơ ước, hoặc mục tiêu dù thành công hay không.

Bài viết dưới đây sẽ đưa ra 5 thói quen giúp bạn phát triển tư duy, và luôn có các hành vi tích cực trong công việc, cuộc sống.

1. Đừng tự làm tổn thương bản thân vì các sai lầm

Con người không phải thánh nhân, cho nên chúng ta ai cũng đều phải mắc các sai phạm. Nhưng rất nhiều người có thói quen tự trách móc mình vì những điều không đáng. Khi bạn quá dằn vặt bản thân, thì sẽ hạn chế các luồng tư duy tích cực.

Do vậy, bạn hãy biết tha thứ cho bản thân. Khi bạn mắc sai lầm, thì nên nói “Tôi đã làm sai điều gì!” như một câu hỏi tu từ giúp bạn thừa nhận khuyết điểm và tìm hướng giải quyết. Tuyệt đối đừng bao giờ nói “Tôi thật vô dụng” vì điều này chỉ khiến bạn nghĩ rằng bản thân bất tài, và nhanh chóng từ bỏ.

2. Chấp nhận lời khen một cách tinh tế

Nếu bạn làm tốt, thì đồng nghiệp và sếp sẽ khen khích lệ. Đây là cử chỉ lịch thiệp, và bạn cần học cách chấp nhận lời khen như một món quà. Bạn hãy nói lời cảm ơn họ chứ đừng chối bỏ, tỏ vẻ khiêm nhường giả tạo. Và đừng quên hãy thật lòng khen người khác nhiều hơn mỗi khi có dịp để biểu lộ sự chân thành.

3. Trò chuyện với những người có năng lượng tích cực

Có câu “Vật hợp theo loài”, do đó nếu bạn muốn có một cuộc sống tốt hơn thì hãy chủ động làm quen với những người bạn tốt. Họ là những người luôn sống lạc quan, và làm việc hết mình. Thực tế, những người bạn tiếp xúc sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc của bạn. Do vậy, bạn hãy tìm đến những người bạn tích cực và hạn chế cũng như tránh xa các người bạn với năng lượng tiêu cực (như buồn bã, giận dữ, hoặc ù lì).

4. Luôn tưởng tượng và khao khát về sự thành công

Nếu bạn từng nghe qua về cái gọi là “luật hấp dẫn”, thì bạn sẽ hiểu sức mạnh của sự hình dung là như thế nào. Khi ta tưởng tượng nhiều đến mục tiêu cuối, thì điều này sẽ giúp ta giải quyết các khó khăn, tăng cường cá tính, tăng cường các cơ may thành công đối với bất kỳ những cố gắng nào của bạn. Ví dụ, nếu bạn cho là mình tự tin, hạnh phúc và thành công, thì bạn sẽ luôn có một động lức lớn để thúc đẩy rằng bạn xứng đáng được như thế. 

Vì vậy thái độ sống và suy nghĩ tích cực với niềm tin, thì bạn sẽ thành công hơn. Bạn hãy bắt đầu một ngày mới bằng việc tự nhủ rằng mình sẽ tiến bộ hơn ngày hôm qua, rằng mình sẽ dần hoàn thiện hơn, và cuộc sống mơ ước sẽ nhanh chóng đến. Chính niềm tin sẽ định hình trong bạn một thái độ sống tích cực và một quyết tâm hành động để thay đổi.

5. Tự tin và lạc quan trong mọi hoàn cảnh

Không phải cứ giành chiến thắng rực rỡ hay thành công tuyệt đối thì mới là quan trọng. Thực tế, đích đến chỉ là một phần của quá trình. Quan trọng là bạn đã nỗ lực như thế nào, trải nghiệm những gì, và biết rút kinh nghiệm ra sao qua mỗi cuộc hành trình. Bạn nên biết rằng mỗi sai lầm không hẳn là tai họa mà chỉ là một tình huống giúp thay đổi suy nghĩ của bạn. Mọi thứ diễn ra đều có lý do của nó, nên bạn cần suy nghĩ một cách tử tế và tích cực về bản thân. Lòng tin sẽ tăng lên một cách tự nhiên, và bạn cứ thực hiện những hành động mạnh mẽ để tạo thành một tư duy tích cực theo thời gian.

6. Tích cực làm một thói quen mỗi ngày

Tóm lại, hành vi tích cực không thể chỉ xây dựng “một sớm một chiều”. Để phát triển bản thân, bạn cần những tư duy tích cực như cần thức ăn ngon mỗi ngày. Do đó, bạn hãy tìm đọc thêm các loại sách “Học làm người”, các tài liệu về kỹ năng học hành, kỹ năng tư duy, phát triển sự tự tin, lòng tự trọng… Ngoài ra, bạn hãy quan sát xung quanh và học hỏi nơi các anh chị đồng nghiệp vì tất cả chúng ta hữu ích cho tương lai hạnh phúc của bạn.

Thảo luận nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *