Công cụ Trait-Map® giúp nâng cao khả năng hợp tác đội nhóm cực kỳ hiệu quả

Thông qua báo cáo Trait-Map® bạn sẽ dễ dàng nhận diện được 11 năng lực của nhóm. Việc sử dụng các nhóm năng lực này như thế nào cho hiệu quả, còn phải tùy thuộc vào ngữ cảnh nhưng sẽ là cơ sở nền tảng để bạn đưa ra quyết định
Công cụ Trait-Map® giúp nâng cao khả năng hợp tác đội nhóm cực kỳ hiệu quả
Công cụ Trait-Map® giúp nâng cao khả năng hợp tác đội nhóm cực kỳ hiệu quả

Từ hình ảnh trên, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy những gì công cụ Trait-Map® phản ánh tính cách trong công việc của người tham gia, qua báo cáo bạn sẽ nhận diện cách người đó tương tác trong công việc, bản tánh con người và cả việc thành viên phát triển bản thân như thế nào….

Xem thệm: Giới thiệu Mô hình Big-Five được sử dụng trong Trait-Map®

Làm sao để phát huy tối đa năng lực của một đội nhóm?

Mỗi thành viên đều có một tính cách riêng, điểm mạnh và yếu khác nhau, việc gắn kết và hoài hòa các tính cách là đều không dễ dàng. Mỗi thành viên phải nhận thấy được sự hỗ trợ nhau, bù khuyết giữa những điểm mạnh và yếu.

Trait-Map® sẽ giúp nhìn ra tất cả những điểm then chốt trong xây dựng và phát triển đội nhóm.

Dựa trên đặc điểm tính cách của từng thành viên, báo cáo Trait-Map® sẽ cung cấp cho bạn 11 thông tin quan trọng, giúp việc xây dựng, phát triển đội nhóm trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

1. Thành viên nào có định hướng lãnh đạo cao nhất?

Định hướng lãnh đạo nghĩa là người đó có khả năng, tố chất làm lãnh đạo, báo cáo sẽ cho bạn thấy được thiên hướng tự nhiên giữa các thành viên về năng lực này.

Trong thực tế, khi giải quyết sự việc bạn còn phải xem xét các thông tin về ngữ cảnh, tri thức hay cả kinh nghiệm của từng thành viên. Nhưng đây là cơ hội để bạn nhận diện nhân tài, đưa ra kế hoạch và xây dựng chương trình phát triển về sau.

2. Phong cách lãnh đạo trung bình của nhóm là gì?

Dựa trên phong cách lãnh đạo của từng cá nhân, báo cáo sẽ tổng hợp và cho ta thấy xu hướng thể hiện năng lực này của nhóm thông qua biểu đồ.

Có 3 phong cách lãnh đạo, gồm: Dân chủ – Tầm nhìn – Chuyên quyền; Mỗi phong cách sẽ có ưu nhược điểm riêng, khi xây dựng và phát triển nhóm chúng ta sẽ lựa chọn phong cách phù hợp nhất dựa trên sự hiểu biết về năng lực cốt lõi này.

3. Định hướng về Con người – Ý tưởng – Nhiệm vụ, đâu là yếu tố vượt trội?

Khi cộng hưởng sức mạnh của từng thành viên sẽ tạo thành sức mạnh của nhóm. Việc xác định thế mạnh của nhóm dựa trên năng lực mỗi cá nhân là vấn đề không đơn giản. Khi nhiều tính cách ngồi chung lại với nhau sẽ tạo ra một tính cách cho nhóm, năng lực nhóm. Trong công việc nhóm sẽ có những nhiệm vụ phù hợp hoặc ít phù hợp hơn đối với năng lực của nhóm.

Một khi đã xác định được thế mạnh trong năng lực của nhóm là thiên về Con người – Ý tưởng hay thực hiện Nhiệm vụ, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc định hướng phát triển từng thành viên, trên cơ sở phát huy tối đa thế mạnh mỗi người.

Xem thêm khái niệm: Báo cáo Trait-Map® phản ánh những chỉ số nào về tính cách? (Phần 1)

4. Nhóm đã có đầy đủ 8 vai trò (8 yếu tố) cấu thành nên một nhóm bền vững hay chưa?

Bất kỳ đội nhóm nào cũng tồn tại 8 vai trò, gồm: Điều phối viên;Người truyền cảm hứng;Người giúp đỡ;Người đánh giá;Người sáng tạo;Nhà sản xuất;Lập kế hoạch;Người dẫn dắt; Mỗi vai trò có sự tác động đến quá trình vận hành và phát triển của nhóm theo cách riêng của nó. Trait-Map® sẽ cho bạn thấy được sự phân bổ tự nhiên các vai trò và vai trò nào đang quá mạnh hay quá yếu trong nhóm.

Nhận diện được 8 vai trò này sẽ rất hữu ít cho nhóm, bạn có thể điều tiết hay tạo ra sự cân bằng cho nhóm bằng cách điều tiết các đặc điểm tính cách ở mỗi thành viên.

5. Giữa phát triển công việc và con người, nhóm có xu hướng gì?

Ngày nay, để đáp ứng công việc có rất nhiều nhóm lớn nhỏ được hình thành, thành viên tham gia đến từ nhiều bộ phận, phòng ban khác nhau. Trong quá trình làm việc bạn cần đội nhóm bám sát mục tiêu, tập trung cho công việc nhưng thực tế không dễ dàng, sẽ có những thành viên giỏi việc hoặc xu hướng vì cá nhân quá mạnh, gây ảnh hưởng đến hoạt động chung của nhóm.

Những gì bạn cần sẽ được công cụ phản ánh qua biểu đồ, thể hiện rõ sự phân bổ tính cách từng thành viên. Trong quá trình hoạt động bạn chỉ việc dựa theo ngữ cảnh và đặc điểm của từng thành viên mà có sự bố trí công việc hợp lý.

Xem thêm: Báo cáo Trait-Map® phản ánh những chỉ số nào về tính cách? (Phần 2)

6. Phong cách tương tác giữa các thành viên như thế nào?

Một vấn đề quan trọng, đó là sự tương tác giữa các thành viên. Mỗi người có một phương thức làm việc riêng, phong cách tương tác hay giao tiếp riêng, mang đậm thương hiệu cá nhân của họ. Mâu thuẫn và xung đột cũng bắt nguồn từ chính các phương thức giao tiếp này, dẫn đến việc không hiểu nhau, không trao đổi được với nhau.

Phong cách tương tác được thể hiện qua tính cách, gồm hướng nội và hướng ngoại. Sự phân bổ tính cách sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về con người, cách thức hay nguyên nhân sâu xa hình thành nên hành vi của thành viên. Biểu đồ cũng giúp bạn nhìn thấy được xu hướng tự nhiên khi nhóm đưa ra quyết định.

7. Phương pháp làm việc giữa các thành viên là gì?

Phong cách làm việc (mục 6) sẽ giúp thành viên hiểu nhau qua ánh nhìn, lời nói. Ở phương pháp làm việc sẽ cho thấy sự hợp tác, hỗ trợ nhau qua cách tư duy làm việc, giải quyết những vấn đề khi nhóm gặp phải.

Không còn là ý kiến chủ quan hay cảm tính của một thành viên nào đó, thay vào đó là sự rõ ràng, khoa học hơn trong nhận định. Dựa trên tính cách (bản tánh) bạn sẽ dễ dàng quan sát thấy ai là người làm việc logic, quy trình, có cấu trúc rõ ràng? Ai là người làm việc sáng tạo, hay phá vỡ luật lệ?…. Mỗi tính cách điều có điểm mạnh và yếu của riêng nó, bạn chỉ việc nhận diện chúng và phối hợp chúng lại với nhau để có được 1 sự hoàn mỹ hơn.

8. Phong cách hội thoại khi các thành viên tương tác với nhau?

Trong cuộc họp, cả sinh hoạt trong công việc bình thường, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy phong cách hội thoại (sử dụng lời nói) ở mỗi thành viên sẽ có sự khác nhau. Thông qua lời nói bạn có thể nhận ra tính cách và con người bên trong của thành viên, còn những người ít nói thì làm sao để hiểu họ? Khi họ nói họ sẽ nói những gì? Cách nói hay phong cách trong câu nói hướng đến hành vi nào?

Thật khó để đọc vị những thành viên ít nói phải không?

Trait-Map® sẽ giúp bạn nhận diện phong cách hội thoại từng thành viên, sự chênh lệch khi phân bố trên biểu đồ. Việc còn lại bạn chỉ việc điều tiết năng lực, bố trí công việc hợp lý cho các thành viên, hoặc cải thiện năng lực cho bất kỳ ai.

9. Khi xung đột nhóm có xu hướng như thế nào giữa các thành viên?

Ở một số nhóm với nhiều lý do, xung đột đôi khi xảy ra (có nhóm thường xuyên) dẫn đến nhiều hệ lụy trong công việc và mối quan hệ. Quản trị xung đột trong nhóm là điều không dễ, có quá nhiều nguyên nhân, mâu thuẫn để bạn có thể hòa giải. Khi đối diện xung đột bạn có thể quan sát thấy mỗi thành viên sẽ có một cách thể hiện của riêng mình.

Bất kỳ ai, khi đối diện xung đột sẽ có bốn phương án để giải quyết, tùy vào tính cách cá nhân mỗi người mà có sự lựa chọn khác nhau, gồm: Bắt buộc; Phối hợp; Thuận tiện; Né tránh. Mỗi phương án sẽ có sự được mất khác nhau. Khi ra quyết định sẽ bị ảnh hưởng bởi tích cách mỗi thành viên và ngữ cảnh, kinh nghiệm thực tế.

Xem thêm: Báo cáo Trait-Map® phản ánh những chỉ số nào về tính cách? (Phần 3)

10. Vòng tròn cá nhân (hay bản tánh) thành viên thể hiện như thế nào?

Bản tánh thành viên là nhược điểm, hay ưu điểm tùy thuộc vào việc khai thác, sử dụng như thế nào. Bạn cần nhận diện nó, điều đó rất tốt cho việc khai thác năng lực của thành viên.

Cải thiện chỉ số hợp tác giữa các thành viên là điều cần thiết, ai thích thống lĩnh? ai thân thiện, hòa nhã? bạn sẽ dễ dàng nhận diện. Hãy cải thiện sự hợp tác đó bằng cách linh hoạt trong việc bố trí nhân sự, khi nào cần thống lĩnh, lấn lướt thì điều phối người phù hợp và ngược lại.

Xem thêm: Báo cáo Trait-Map® phản ánh những chỉ số nào về tính cách? (Phần 4)

11. Phong cách tư duy và sáng tạo ở mỗi thành viên như thế nào?

Năng lực sáng tạo và khả năng phân tích tình huống luôn quan trọng trong bất kỳ tình huống nào. Bạn cần sự đột phá và cả sự thận trọng trong giải quyết vấn đề, thành viên nào sẽ giúp bạn làm việc đó. Không quá khó khăn khi bạn có được biểu đồ phân bổ hai năng lực này của nhóm.

Thông qua báo cáo Trait-Map® bạn sẽ dễ dàng nhận diện được 11 năng lực của nhóm. Việc sử dụng các nhóm năng lực này như thế nào cho hiệu quả, còn phải tùy thuộc vào ngữ cảnh, kinh nghiệm và kiến thức của người leader đang có.

Bạn sẽ ít gặp khó khăn hơn khi xây dựng và phát triển nhóm. Tùy vào từng giai đoạn, từng thời điểm phát triển (do nhóm chịu tác động bởi giai đoạn phát triển của tổ chức) bạn sẽ biết cách dùng năng lực nào cho phù hợp, bớp đi hay bổ sung thêm những năng lực yếu, kể cả việc điều chuyển nhân sự để tăng sức mạnh của nhóm.

Mời bạn tham khảo chương trình huấn luyện xây dựng và phát triển đội nhóm dựa trên báo cáo Trait-Map® của chúng tôi, tại link: Phát triển Nhân viên (nội dung khóa nâng cao)

Thảo luận nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *