Coaching, Mentoring, Consulting và Training – Phân biệt như thế nào?

Nhờ vào việc phân tích sự khác nhau về vai trò của Coaching, Mentoring, Consulting và Training mà nhà lãnh đạo có thể sử dụng đan xen tất cả bốn phương pháp trên để hỗ trợ sự phát triển của nhân viên trong tổ chức doanh nghiệp.
Phân biệt training, coaching và mentoring như thế nào là đúng?
Coaching, Mentoring, Consulting và Training

Trong lĩnh vực phát triển con người, các vai trò như Coaching, Mentoring, ConsultingTraining thường bị nhầm lẫn với nhau. Lúc nào nên dùng Coaching? Lúc nào nên dùng những phương pháp còn lại? Bạn đã thực sự hiểu rõ những khái niệm liên quan đến các phương pháp hỗ trợ này chưa? Bạn có đang áp dụng đúng phương pháp cho từng trường hợp của bạn?  Nếu chưa thì hãy theo dõi bài viết của FamHRM ngay sau đây nhé.

Coaching, Mentoring, Consulting và Training là gì? 

1. Coaching (Huấn luyện) là gì?

Theo định nghĩa của Liên đoàn Huấn luyện Quốc tế (ICF), Coaching hay còn được gọi là Huấn luyện. Đây là một quá trình hợp tác, đồng hành giữa Huấn luyện viên (Coach) và Người được huấn luyện (Coachee). Sự hợp tác này nhằm khai mở tư duy, sáng tạo, truyền cảm hứng đến người được huấn luyện. Từ đó, tối ưu khả năng của cá nhân và các kỹ năng chuyên môn trong các lĩnh vực công việc cũng như cuộc sống, giúp người được huấn luyện làm việc chuyên nghiệp hơn.

Coaching có thể được lồng ghép trong công việc đang được thực hiện. Huấn luyện sẽ giúp cho người học có thể áp dụng những kiến thức và kinh nghiệm đã học vào thực tế.

Are coaching and mentoring the same?
Coach sẽ người giúp Coachee tự gỡ rối vấn đề.

2. Mentoring (Cố vấn) là gì?

Mentoring là quy trình chuyển giao lại kiến thức, các kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm. Quá trình này được thực hiện bởi cố vấn (Mentor) và người được cố vấn (Mentee) để đạt được mục tiêu nhất định.

Vì thế, cố vấn thường là những người có kinh nghiệm đi trước. Họ sẽ chia sẻ chuyên môn trong lĩnh vực của mình. Bên cạnh đó, họ còn đưa ra những lời khuyên cho người mới. Nói chính xác hơn thì Mentor chính là một Expert – chuyên gia trong lĩnh vực của họ, và họ có đủ năng lực để dẫn dắt bạn hoàn thành mục tiêu đã đặt ra.

Mentoring là gì? Cách xây dựng chương trình mentorship cho doanh nghiệp
Bản chất của Mentoring.

3. Consulting (Tư vấn) là gì?

Consulting (Tư vấn) là việc đưa ra các lời khuyên, nhận xét và đánh giá về một vấn đề nào đó của cá nhân / doanh nghiệp thuộc một lĩnh vực cụ thể. Họ thường là những người có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó. Đôi khi, nhà tư vấn sẽ đứng ra hoạch định chiến lược và thực thi chúng bằng các giải pháp để giải quyết vấn đề của bạn.

Athena Retail Consulting :: Tư vấn giải pháp bán lẻ
Bản chất Consulting (Tư vấn).

4. Training (Đào tạo) là gì?

Training có nghĩa là đào tạo. Đây là quá trình hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm và cách thực hiện để giúp cho người học hiểu rõ cách làm hoặc vận hành một thứ gì đó.

Hay có thể hiểu training là những khóa học đào tạo ngắn hạn cho một hoặc nhiều người. Khóa học sẽ cung cấp những kiến thức và kỹ năng cơ bản đến nâng cao. Từ đó, người học có thể hiểu rõ hơn về một lĩnh vực hay nhiệm vụ của một công việc nào đó.

Đào tạo (Training) - Đâu là thời điểm bạn cần trải nghiệm? | TopDev
Hoạt động Huấn luyện quản trị nhân sự tại FamHRM

Cách phân biệt giữa Coaching và Mentoring, Consulting, Training?

Trước khi đi vào phân biệt sự khác nhau giữa các hình thức trên, bạn hãy quan sát ảnh bên dưới và tư duy về nó để có được sự bao quát về vấn đề này.

Huấn luyện (coaching) khác Cố vấn, Tư vấn và Đào tạo như thế nào? - Coach Thu Ngô
Tư duy về sự khác nhau giữa Coaching, Consulting, Mentoring và Training
  • Trục tung (WILL), hướng bạn đến tương lai (will – sẽ), khi tham gia một loại hình bạn sẽ thấy được khả năng hoàn thành mục tiêu trong tương lai ở mức Cao hay Thấp.
  • Trục hoành (SKILL), kỹ năng của bạn sẽ được phát triển ở mức Cao hay Thấp tùy thuộc vào loại hình mà bạn tham gia.

Vấn đề chọn lựa của bạn là gì? Nó sẽ tùy thuộc vào hiện trạng mà bạn đang gặp phải. Bạn muốn nâng cao năng lực hoàn thành công việc hay nâng cao kỹ năng hoặc cả hai.

Sau đây, FamHRM sẽ chia sẻ với bạn những điều cần chú ý để không nhằm lẫn giữa 4 hình thức.

Phân biệt giữa Coaching và Mentoring

Điểm giống nhau có thể nói đến đầu tiên là quá trình học 1:1 với nội dung được thiết kế phù hợp với từng cá nhân.

Bên cạnh đó, giữa Coaching và Mentoring có một sự khác biệt to lớn hơn. Đó là người Coach đôi khi không nhất thiết phải là người giỏi trong lĩnh vực của người học, họ sẽ giỏi với nhưng câu hỏi để tạo ra bước nhảy cho người học. Trong khi đó, nếu bạn là một Mentor, bạn không chỉ phải am hiểu về lĩnh vực của bạn mà còn phải là người giỏi và có kinh nghiệm. Từ đó, mới có thể đưa ra những nhận xét, lời khuyên cho Mentee.

8 tiêu chí cơ bản một Mentor cần có.

Phân biệt giữa Coaching và Consulting

Coaching, họ sẽ không đưa ra hướng dẫn và giải quyết vấn đề cho bạn. Họ có thể bắt đầu với mục tiêu, khát vọng và hoài bão của người học và đặt ra những câu hỏi xung quanh đó. Vì thế họ thường tập trung vào kết quả và sự cảm kết của Coachee trong suốt quá trình.

Còn ở Consulting, họ chủ yếu giải quyết những vấn đề mà cá nhân / tổ chức đang gặp phải. Họ có thể bắt đầu từ các vấn đề khác nhau. Consulting sẽ tập trung chủ yếu ở quá khứ để đi tìm nguồn gốc rễ của vấn đề và đưa ra hướng giải quyết trong tương lai.

The Difference Between a Business Coach and a Consultant
Coach – Hỏi tất cả có thể hỏi đối với Coachee. Consultor – Trả lời tất cả các câu hỏi liên quan từ người tham gia.

Phân biệt giữa Coaching và Training

Coaching (Huấn luyện), đây là hoạt động huấn luyện để kích thích tư duy suy nghĩ. Đồng thời tạo động lực để người học chủ động phát triển các kỹ năng cần thiết, tăng sự cam kết từ Coachee. Quá trình này diễn ra khi người học có sự mập mờ trên đương đi đến đích.

Training (Đào tạo) là hoạt động giảng dạy các kỹ năng, kiến thức cụ thể. Việc này giúp người học có thể hiểu và áp dụng để làm việc. Hoạt động này dành cho những người mới và chưa có kinh nghiệm trong một lĩnh vực nào đó.

Ở quá trình Training, hoạt động này được thực hiện trong / ngoài một tổ chức với quy mô lớn. Số lượng người tham gia động và được chia theo nhóm nhiều người học. Có thể dao động từ 5 đến 25 người học hoặc thậm chí cả trăm người, kể cả nhiều hơn 1 trainer cùng lúc. Đây cũng là cơ hội cho người học tương tác và phát triển. Từ đó cùng nhau học và nâng cao các kiến thức, kỹ năng cần thiết.

Với một tổ chức doanh nghiệp, việc phân biệt được Coaching, Mentoring, ConsultingTraining là một trong những việc làm cần thiết. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo có thể sử dụng đan xen tất cả bốn phương pháp trên để hỗ trợ sự phát triển của nhân viên. Và tất nhiên, một người có thể phối hợp và đảm đương nhiều vai trò khác nhau.

Thảo luận nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *