Báo cáo Trait-Map® phản ánh những chỉ số nào về tính cách? (Phần 2)

Hồ sơ Tính cách sẽ là nền tảng để bạn tiếp tục nhận những phản hồi quan trọng, giúp nhận diện và cải thiện năng lực của mình phù hợp với công việc và môi trường làm việc.

Những công trình khoa học từ đội ngũ Chuyên gia OD-Tools (CHLB Đức) đã cho ra những giải thuật tính toán độc đáo, phản ánh chính xác đặc điểm tính cách của những người tham gia trên toàn thế giới và không bị ảnh hưởng của bất kỳ nền văn hóa nào.

Báo cáo Trait-Map® phản ánh những chỉ số nào về tính cách? (Phần 2)
Báo cáo Trait-Map® phản ánh những chỉ số nào về tính cách? (Phần 2)

Như đã chia sẻ ở Phần 1, đặc điểm tính cách của con người rất phức tạp và rất khó nắm bắt trong môi trường sống, chỉ là khó chứ không phải bất khả thi.

Thứ 3, Chi tiết Hồ sơ Tính cách Trait-Map®

Tiếp theo, trong kết quả báo cáo Trait-Map® sẽ phản hồi chi tiết hơn với 25 đặc điểm tính cách, cùng với 50 cặp hành vi trái & phải tương ứng. Mỗi một đặc điểm tính cách kết hợp với từng cặp hành vi sẽ là những khía cạnh then chốt xung quanh công việc của bạn hàng ngày, hay nói cách khác đây chính là những hành vi mà bạn thường xuyên sử dụng và thể hiện, và nếu sử dụng trong một thời gian dài nó sẽ hình thành nên tính cách của bạn.

Hồ sơ Tính cách sẽ là nền tảng để bạn tiếp tục nhận những phản hồi quan trọng, giúp nhận diện và cải thiện năng lực của mình phù hợp với công việc và môi trường làm việc.

Do đặc trưng tính cách, bạn dễ nhận thấy có những nhiệm vụ dễ hoàn thành hơn những nhiệm vụ khác, đó là thiên hướng tự nhiên và hợp lý với tính cách của bạn. Hơn thế, khi bạn làm việc trong môi trường ưa thích, cộng thêm tính chất công việc lại phù hợp với tính cách của bạn, bạn sẽ thấy rất thoải mái, vui vẻ và phát triển rất tốt.

Ví dụ: Công việc Bán hàng luôn cần nhân viên vui vẻ, nhanh nhẹn, trên người luôn tỏa ra năng lượng tích cực lạc quan, giao tiếp tự tin, có sức ảnh hưởng đến người khác một cách tự nhiên…. Với một số đặc điểm đó bạn sẽ dễ dàng nhận thấy thông qua hành vi của người Hướng Ngoại, và trải dài ở các hành vi khác được phản ánh và ghi nhận ở 4 đặc điểm tính cách còn lại trong mô hình Big-Five

Đến đây, bạn sẽ hình dung rõ ràng cơ hội mà Trait-Map® mang lại khi cần cải thiện sự phù hợp giữa công việc và thế mạnh của bạn. Trong hình ảnh minh hoạ trên, bạn thấy chỉ số “Biểu hiện tình cảm: 10 điểm” – hãy nghĩ đến bạn có quá tình cảm trong công việc, bạn có muốn cải thiện chỉ số này thấp xuống hay không? Hay chỉ số “Dẫn dắt có năng lượng: 5 điểm” bạn có muốn cải thiện chỉ số này hay không?

Báo cáo Trait-Map® cho bạn thấy rất nhiều chỉ số và điểm số kèm theo. Bạn đừng quá lo lắng cải thiện như thế nào? Cải thiện yếu tố nào trước và sau? Hay Giải pháp thực hiện cụ thể là gì?…. Mỗi người đều có tính cách riêng, môi trường sống và làm việc khác nhau; Mỗi ngữ cảnh hay sự việc xảy ra, còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của bạn, như chỉ số EQ, IQ, đào tạo, kinh nghiệm, thực hành và động lực sống hoàn toàn khác nhau.

Chúng tôi, không có giải pháp giống nhau cho tất cả mọi người khi tham gia, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi chỉ trao cho bạn “chìa khóa” để bạn có thể tư duy và tìm giải pháp phù hợp với năng lực và hiện trạng của mình. Bạn có thể tham khảo chương trình huấn luyện Phát triển Nhân tài của chúng tôi.

Thứ 4, Báo cáo Vai trò trong Nhóm dựa trên Trait-Map®.

Các nhà nghiên cứu OD-Tools đã chỉ ra các hành vi cần thiết trong nhóm, các hành vi này sẽ thường xuyên được sử dụng trong quá trình làm việc đội nhóm (teamwork). Họ gom chúng lại và gọi là “Vai trò nhóm”, báo cáo Trait-Map® sẽ phản ánh một cách tự nhiên nhất vai trò nhóm của bạn.

Có 3 Vai trò nhóm chính và 8 vai trò nhóm phụ được mô tả như sau:

Vai trò 1: Vai trò định hướng con người

    • Điều phối viên: Người làm rõ mục tiêu, nhiệm vụ của nhóm / cá nhân; Gắn kết mọi người và giữ các thành viên đi đúng hướng; Điều phối các cuộc thảo luận, họp hay hoạt động nhóm.
    • Người truyền cảm hứng: Người khuyến khích, động viên người khác; Xây dựng và phát triển mạng lưới liên hệ, tìm kiếm những sự hỗ trợ mới từ bên ngoài.
    • Người giúp đỡ: Người có khả năng lắng nghe và hợp tác tốt; Thúc đẩy sự cân bằng, hoài hòa giữa các thành viên và giúp đỡ người khác.

Vai trò 2: Vai trò định hướng nhiệm vụ

    • Người dẫn dắt: Cảm nhận được các tình huống cấp bách; Thúc đẩy nhóm vượt qua khó khăn; Thúc đẩy người khác hướng đến mục tiêu.
    • Người lập Kế hoạch: Người có tính logic cao, cơ cấu và tổ chức tốt; Biến ý tưởng thành hành động thiết thực; Có khả năng lập kế hoạch chi tiết.
    • Nhà sản xuất: Đáng tin cậy, làm việc chăm chỉ, tập trung và gắn liền với nhiệm vụ cho đến khi hoàn thành.

Vai trò 3: Vai trò định hướng ý tưởng

    • Người sáng tạo: Người giàu trí tưởng tượng; Giải quyết vấn đề sáng tạo với những ý tưởng tuyệt vời.
    • Người đánh giá: Người thích quan trọng;  Xem xét tất cả các kịch bản tiềm năng; Thu hút sự chú ý đến những điểm ý và rủi ro.

Không một cá nhân nào có thể bao quát tất cả 8 vai trò trên, sẽ có những vai trò vượt trội và ít vượt trội hơn. Vậy nên khi tham gia vào nhóm ta nên sử dụng những vai trò thế mạnh của mình, gia tăng cải thiện sự hợp tác với đồng đội thông qua việc hiểu vai trò và nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm. (Chúng tôi, sẽ có những bài viết chi tiết hơn cho chủ đề này)

Thứ 5, Báo cáo Phong cách Xung đột dựa trên Trait-Map®.

Khi đối diện với xung đột, chắc chắn bạn sẽ phản ứng với xung đột đó, còn việc phản ứng như thế nào sẽ do tính cách của bạn ảnh hưởng hay chính là thói quen của bạn. Báo cáo Trait-Map® sẽ cho bạn thấy được hành vi/xu hướng khi đứng trước xung đột, có 4 kiểu hành vi cơ bản: (1) Bắt buộc; (2) Hợp tác; (3) Né tránh; (4) Dễ chịu.

Khái niệm 4 kiểu hành vi khi đối diện xung đột

Bắt buộc: Bạn thường theo đuổi lợi ích riêng, thậm chí bằng hy sinh lợi ích của người khác; Giữ vững vị trí của riêng bạn và cố gắng kiểm soát tình hình. Phong cách này là chủ động, bất chấp, định hướng sức mạnh và đặc trưng bởi “Win – Lose”.

Hợp tác: Bạn làm việc với những người khác để đào sâu vào các vấn đề; Cố gắng làm rõ mối quan tâm của tất cả các bên và tạo ra giải pháp “Win – Win”. Phong cách này là chủ động, bắt đầu bằng hội thoại tập trung vào nguyên tắc và có hiệu ứng tích cực nhất.

Né tránh: Bạn cố gắng trì hoãn, đứng 1 bên hoặc rút khỏi các vấn đề. Phong cách này là thụ động, đặc trưng bởi một cách tiếp cận “không thảo luận”.

Dễ chịu: Bạn hy sinh lợi ích riêng để thỏa mãn mối quan tâm của người khác. Phong cách này được đặc trưng bởi các giải pháp “Lose – Win”.

Đối với xung đột, một khi bạn đã nhận diện được hành vi / xu hướng của mình, bạn sẽ có những giải pháp thay thế, điều chỉnh thói quen bằng những lựa chọn tốt hơn và có ý thức hơn.

Báo cáo Trait-Map® là một trong những kim chỉ nam tốt nhất được áp dụng mạnh trọng việc nhận diện tính cách và đưa ra định hướng phát triển bản thân. Một khi bạn đã nhận diện được tính cách hay nhìn thấy được con người của mình, bạn sẽ dễ dàng điều chỉnh và phát triển theo hướng mình muốn, thông qua việc tác động vào các đặc điểm tính cách và hiện trạng thực tế.

Báo cáo Trait-Map® chưa dừng lại ở đây.

Hết phần 2. Còn tiếp….

Xem thêm: Báo cáo Trait-Map® phản ánh những chỉ số nào về tính cách? (Phần 3)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *